(27/11/2017)
Trước hết con xin cám ơn cha Giuse Trần Đình Hòa Sao Biển 69/70, cha xứ giáo xứ
Hòa Thanh, Đá Bàn, đã ưu ái cho phép con dâng thánh lễ cầu hồn hôm qua. Và chia sẻ
Lời Chúa hôm nay.
Đâu phải ngẫu nhiên mà tôi hiện hữu nơi này.
Rồi biến đi trong nháy mắt.
Hôm qua tôi gặp anh.
Chuyện vui buồn ngày xưa ... thương nhau là thế đó.
Sáng nay anh qua đời.
Đôi dòng lệ tuôn rơi, xin tiến nhau lần cuối,
Ra đi vào cõi Vĩnh Hằng.
Mai này tôi cũng như anh,
Hàn huyên, chuyện ngày xanh.
Xin chào anh.
Quý ông bà và anh chị em thân mến,
những vần thơ trên dào dạt từ trong con tim của tác giả là người quá cố đang nằm
trong thánh đường hôm nay. Phao lô Nguyễn Xuân Nhị viết cái tay hai năm gửi cho
một người bạn vừa ra đi.
Bài thơ ngắn gọn, chở đầy tình người và hơn thế, mang một triết lý nhân sinh
thật phủ phàng khi mà, nói theo anh, Phaolô "mai này tôi cũng như anh".
Anh chị em thân mến,
đối diện cái chết, ai trong chúng ta không khỏi bùi ngùi , lo lắng và sợ hãi.
Bùi người vì người thân đã ra đi rồi.
Lo lắng vì không biết linh hồn vừa mới qua đời sẽ đi về đâu.
Sợ hãi vì nay anh mai tôi.
Mà mai là khi nào?
Thế nhưng Phaolô đã không để cho những cảm xúc đó làm chủ cuộc sống mình. Cách
đây mấy tháng một số đàn em đồng môn TCV Sao Biển Nha Trang ngày xưa đã ra thăm
anh, vẫn là con người xuề xòa, với nụ cười chỉ còn chiếc răng cửa cô đơn. Như
anh Nguyễn Đình Nghi một cựu SB năm 67 đã viết:
- "Vẫn là anh Nhị "Bói" từ những ngày bước chân vào tu học tại Thanh Hải năm
1958: vui tươi, hòa đồng với mọi người, nhất là với các lớp đàn em. Không ngạc
nhiên gì khi anh được gọi một cách thân thương là "ANH HAI NHỊ" dù là thứ bảy
trong gia đình. Không có anh hai Sanh ở đây hôm nay cũng yếu không ra được để mà
tiễn đưa đứa em trai của mình. Gọi là anh Hai Nhị. Là anh Hai, vì lớp anh là lớp
đầu tiên nhập học tại ngôi trường Chủng viện lúc đó còn thơm mùi vôi. Và cũng là
anh Hai vì cá nhân anh là con chim đầu đàn của các cựu chủng sinh Sao Biển, có
mặt trên từng cây số, với con ngựa sắt "cà rịch cà tang" xem ra còn nặng tuổi
đời hơn anh. Và lúc nào cũng vậy, cho dù chưa đến hẹn anh cũng lại lên, từ đồi
Dương, Bình Tuy đến Phan Thiết nước mắm cá cơm đến "gió như phang nóng như rang"
vùng Ninh Thuận, nói chi đến Nha Trang thơ mộng với Bãi Dương mà nơi anh Hai đã
hơn một lần nhảy xuống làn nước xanh, sau những giờ tu học mệt nhoài.
Chắc chắn trong những lúc "dọc đường gió bụi" anh đã không ít lần nhẩm đi nhẩm
lại câu hát trong bài "Mưa Hồng" của Trịnh Công Sơn: "Cuộc đời đó có bao lâu mà
hững hờ".
Anh Hai Nhị vẫn lạc quan, vẫn vui trong tình Chúa, tình người, tình anh em, cho
dù phải chịu cánh gà trống nuôi con hơn một phần tư thế kỷ sau khi người vợ hiền
ra đi, cho dù như Nguyễn Bỉnh Khiêm đã than thở "thế gian biến đổi vũng nên đồi,
mặn lạt, chua cay lẫn ngọn bùi".
Kính thưa quý ông bà và anh chị em
bí quyết gì đã giúp cho Phaolô luôn "dui", luôn "hè hè" như thế. Cái bí quyết
này người Công giáo hầu như ai cũng có, nhưng cách sử dụng thì khác nhau. Đó
chính là bí quyết trọn vẹn "tiếng hát trong tay mẹ Maria". Phải, Phaolô có một
lòng kính mến đặc biệt Mẹ Sao biển, bổn mạng của trường cũ ngày xưa, khi anh
trút hết bầu tâm sự cho Mẹ qua những vần thơ cuối đời của một cuộc sống sau bảy
mươi hai năm làm con Chúa Con Mẹ:
"Hôm nay sinh nhật Mẹ.
Chúng con về dâng lên Mẹ
Nỗi buồn vui cuộc đời.
Xin Mẹ luôn giữ gìn chúng con, dân Sao Biển"
(Ngày 8/9/2017)
(PHÚT 6:34)
Và như đã nói trên, anh không quản ngại đường xa, phương tiện nghèo nàn để đến
với các anh em Sao Biển và nhất là cũng trên chiếc xe máy lởm chởm như hai hàm
răng của anh và sẵn sàng nằm vạ trên đường bất cứ lúc nào, anh đã trọn vẹn
chuyến hành hương vào thăm mẹ Tà Pao, nơi vùng núi xa xôi hiểm trở của Tánh Linh,
quận Tánh linh. Cách giáo xứ Hòa Thanh này khoảng hơn ba trăm năm mươi cây số.
Có thể nói theo bài Tin Mừng hôm nay. Phao lô Nguyễn Xuân Nhị là người trinh nữ
hay ở đây là người khách mời khôn ngoan đã luôn mang đèn đầy dầu trong tay để
luôn sẵn sàng diện đối diện với chàng rể là Chúa Kitô mà, kính thưa ông bà anh
chị em, không chỉ có một loại dầu quan trọng là dầu đức tin mà Phaolô lãnh nhận
cách đây 72 năm. Tin vào Đức Kitô là đấng đã xuống thế, đã chết và đã sống lại
như một bảo chứng cho sự sống lại ngày sau của chúng ta.
Hành trang dự tiệc Nước Trời của Phaolô có một lô dầu y chang như bà bán dầu
thập cẩm ở dưới chợ Ninh Hòa, cạnh sông Dinh xứ Gò Muồng, quê cha đất tổ của anh.
Nào là dầu lạc quan, luôn "hè hè" với mọi người. Nào là dầu không bắt lỗi kẻ
khác, dầu khiêm tốn không lên mặt đàn anh với người lớp dưới. Dầu bác ái với tha
nhân. Dầu dấn thân trong cương vị là hội trưởng của hội trợ táng lo cho người đã
nằm xuống như anh bây giờ. Lại thêm nhiều lo chu toàn bổn phận làm chồng khi
người bạn đời còn sống, bổn phận làm cha, làm ông trước sau như một, không một
lời thở than. Ảnh còn có một loại dầu nữa là dầu "đãng trí"! Không nhớ ai đã
nhạo báng, nhạo cười mình. Chắc là khi bước vào cửa thiên đàng, thánh Phêrô sẽ
kiểm tra lý lịch và hỏi anh:
- Tên thánh là gì?
- Dạ, Phaolô.
- Tên thật là gì?
- Dạ, Nguyễn Xuân Nhị.
- Sao không thấy tên?
- Dạ, nhờ thánh cả coi giùm thêm (một) chút.
- Phaolô Nguyễn Xuân Nhị tự là Nhị bói. À có đây rồi, dô đi.
Không biết tại sao anh có cái hỗn danh đó, nhưng kệ tên gì cũng được, miễn "dui
dẻ" là được rầu ...
Và còn nhiều loại dầu khác nữa mà nếu kể cho hết thì chắc là đến trưa, chỉ biết
là tiền sảnh đưa anh vào tiệc cưới thiên đàng đã mở rộng để đón anh, đón người
con yêu của Thiên Chúa từ nhân, luôn sẵn sàng để nói tiếng "xin vâng" như Mẹ.
Anh chị em thân mến, Phaolô hiện diện trong ngôi thánh đường thân yêu này để
cùng với chúng ta dâng thánh lễ cuối cùng trước khi ra đi. Chúng ta hãy cảm tạ
Chúa vì món quà Phao Nguyễn Xuân Nhị mà Chúa ban tặng trong tư cách là một người
cha, một người ông, một người bà con, một người đàn anh, một người giáo hữu, một
người bạn trong cuộc sống của chúng ta.
Nhân tiện đây cũng xin mạn phép thay mặt cho Phaolô cúi đầu chuyển lời xin lỗi
của anh đến tất cả mọi người có mặt hay vắng mặt vì những món nợ ân tình mà
Phaolô đã không kịp đền bù khi còn sống, hầu anh được thanh thoát ra đi.
Và trong ngôi thánh đường này, trong giờ phút này, trước linh cữu của anh, chúng
ta cũng hãy thầm hứa sẽ tiếp tục cầu nguyện cho anh, cho con cháu của anh còn ở
lại. Và xin anh cũng cầu bầu cùng Chúa cho chúng ta.
Và xin phép cộng đoàn cho tôi được thay mặt anh em cựu Sao Biển hôm nay mượn lời
của anh Nguyễn Đình Nghi ,một cựu Sao Biển năm 67, trình với anh Phaolô Nguyễn
Xuân Nhị một điều: kính thưa anh, y học ngày nay tiến bộ muốn cho con người cái
gì cũng được, miễn là đồ phụ tùng của người chết còn tốt để ghép cho người sống
những bộ phận mà người sống cần như tim, gan, ruột, phèo. Thì anh em cựu Sao
Biển chúng em cần anh Hai hiến lại cái tinh thần lạc quan và bao đức tính tốt
của anh Hai, để chúng em tiếp tục sống "hè hè". Chắc là anh Hai không bủn xỉn.
Em đăng kí trước rồi đó!
Thay lời kết xin được thay anh đọc lên một vài vần thơ dâng lên Mẹ Sao Biển thân
yêu anh viết cách đây hai năm:
"Xin thưa với Mẹ rằng:
Chúng con đây đứa bên này, đứa ở bên Tây gặp nhau thật là khó,
Chỉ nói dóc qua email bao nhiêu năm qua rồi, anh em con đứa ra đi người ở lại
vui buồn cuộc sống.
Kết cuộc rồi ai cũng trắng tay.
Xin thưa với Mẹ, chúng con đây tuổi đời đã cao.
Bảy mươi rồi ai đâu không chết.
Nhớ ngày xưa tuổi còn thơ, con người Mẹ luôn che chở để rồi sống đến hôm nay.
Và bỗng nhớ: Mẹ vẫn luôn đây, bên chúng con Sao Biển, Mẹ ơi.
Amen.
~~~~~