Tiếng Tàu trong tiếng Việt (đa số Quảng Đông)
- Xập xám: 13 (bài xập xám)
- Xíu quách: Xí quách hay còn có thể gọi là xương hầm, là một món ăn bình dân và thông dụng ở Việt Nam có xuất xứ từ Quảng Đông, Trung Quốc với những đoạn xương heo, bò hoặc dê, gà, v.v. đã được nấu ra làm nước lèo để sử dụng vào mục đích khác, còn lại là những lớp mỡ, lớp gân, lớp tuỷ xương, v.v. đã chín nhừ. Món ăn này thường dành cho những người hay nhậu tại các quán nhậu, quán cóc, đặc biệt là tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Xí quách là cách phát âm theo tiếng Quảng Đông của "trư cốt" 豬骨 (Việt bính: zyu1 gwat1, đọc như tchíu quách theo tiếng Việt giọng miền Nam), có nghĩa là "xương heo". Ban đầu xí quách đơn thuần dùng để chỉ xương heo, nhưng sau đó được mở rộng ra đến xương bò, xương gà, xương dê, v.v.. "Hết xíu quách: Thuật ngữ "hết xí quách" dùng để chỉ một trạng thái của cơ thể mệt mỏi rã rời là dấu hiệu báo cơ thể cần phải nghỉ ngơi hoặc ngủ để phục hồi sức khỏe. Nhất là phái nam!"
- Xá xíu

- Sủi cảo và há cảo đều là 2 món ăn bắt nguồn từ Triều Châu. Sủi cảo trong tiếng Quảng Đông là “水餃” (đọc là “suẩy cẩu”) với nghĩa đen là "bột/bánh luộc trong nước", chữ “餃” là tên một loại bánh hấp (bánh chẻ) ở Trung Quốc có vỏ bột trong suốt (giống bánh bột lọc). Còn há cảo bắt nguồn từ chữ “蝦餃” mà đọc theo tiếng Quảng là "há cẩu", âm Hán-Việt là “hà giáo” với ý nghĩa là "con tôm cuộn trong bột".

*** Xíu mại có nguồn gốc từ chữ “燒賣” mà đọc theo tiếng Quảng là “xiu mại” với nghĩa đen là "làm để bán". Món xíu mại gốc ở Trung Quốc cũng là một loại bánh tương tự như sủi cảo, há cảo chứ không phải là một dạng thịt viên như ở Việt Nam hiện nay.
- Hủ tiếu: một loại bún (to) thịt

- Xá xíu: thịt heo
- Lẩu / Tả pí lù (Đả biên lô): nồi nấu hải sản, thịt, ... rau nhiều ăn với bún

- Sâm bổ lượng

- Xì dầu (nước tương) có nguồn gốc từ chữ “豉油" (thị du, dầu đậu) mà đọc theo tiếng Quảng Đông cũng chính là "xì dầu", hiểu theo nghĩa đen là dầu được làm từ đậu, cũng chính là cách để làm loại nước chấm này.
- Mì chính (bột ngọt) cũng được phiên âm từ chữ “味精” (đọc theo tiếng Quảng Đông là “mềi chinh” với ý nghĩa là “hương vị tinh luyện”.
- Lạp xưởng

- Hoành thánh bắt nguồn từ chữ “雲吞” mà đọc theo tiếng Quảng Đông là “quành thánh”, âm Hán-Việt là vân thôn với nghĩa đen là "nuốt mây" bởi hình dáng của viên hoành thánh rất giống như đám mây. Nghe thật thơ mộng phải không nào?
Xíu mại có nguồn gốc từ chữ “燒賣” mà đọc theo tiếng Quảng là “xiu mại” với nghĩa đen là "làm để bán". Món xíu mại gốc ở Trung Quốc cũng là một loại bánh tương tự như sủi cảo, há cảo chứ không phải là một dạng thịt viên như ở Việt Nam hiện nay.
- Quẩy

- Bạc xỉu

- Phá lấu: Nghe kể rằng người Tiều xưa bị người Phúc Kiến xua đuổi phải chạy xuống vùng đất Triều Châu định cư. Đó là vùng đất đai khô cằn, sỏi đá và có nhiều thú dữ vì thế họ phải săn bắt nhiều thú rừng để sinh tồn. Khi có quá nhiều thịt ăn không hết, họ phải nghĩ ra một phương pháp chế biến đó chính là ướp mặn, kho mặn và phương pháp ấy chính là 叉燒 (đọc theo tiếng Quảng cũng gần như phá lấu). Nồi phá lấu của người Tiều có thể để quanh năm suốt tháng, hết nước lại châm vào và cho thêm chút muối là có thể ăn cả năm.
Cũng phải lưu ý rằng loại phá lấu hiện nay đang bán rất phổ biến ở Sài Gòn không phải là phá lấu truyền thống Trung Quốc mà đã được biến tấu lại rất nhiều, không còn giữ nguyên vị gốc. Nếu bạn muốn thưởng thức phá lấu đúng kiểu người Hoa thì có thể sang các quận 5, quận 6, quận 11 nơi tập trung nhiều người Hoa sinh sống.

|