Về Giáo Hội Việt Nam ...

  1. Huấn luyện thêm về phụng vụ

  2. Huấn luyện thêm về giáo luật

  3. Hiệp thông với chủ chăn giáo phận, đặc biệt quý tu sĩ các dòng đang phục vụ trong giáo phận, đang làm mục vụ giáo xứ hay giáo dục bản dòng hoặc các cơ sở đạo đức khác như hành hương, tĩnh tâm.

  4. Nghiên cứu thêm về thống kê học, áp dụng vào sinh hoạt giáo phận, giáo xứ, ...

  5. Tổ chức đếm số người tham dự thánh lễ, ít là một năm 2 lần, theo mùa phụng vụ hoặc mùa thiên nhiên. Từ đó biết được lý do tại sao số người đi lễ thay đổi ...

  6. Vâng phục cha chánh xứ. Ngày nay có nhiều phương tiện truyền thông nên người giáo dân dễ bị lạc lối khi đọc/nghe/thấy những phong trào "đạo đức" có vẻ hấp dẫn và "khác thường với truyền thống đạo đức" nên đánh mất tình hiệp thông, tệ hại hơn nữa là lòng tin tưởng nơi các vị chủ chăn của giáo xứ. Có những hội đoàn và phong trào tìm cách gây chia rẽ trong giáo xứ, tự tạo cho mình tình trạng "một giáo hội trong một giáo hội", coi mình là thành phần ưu tuyển của giáo xứ. Có người đi tìm những hướng dẫn, khuyên nhủ từ các nguồn khác ngoài cha xứ, tạo nên sự khác biệt, so sánh giữa vị này với vị kia.

  7. Luật không đồng tế nhiều lần trong một ngày: có vẻ tiêu cực, mang tính chế tài hơn là kêu gọi sự ý thức và trưởng thành

  8. Đồng tế trong lễ an táng tại VN
    Về Việt Nam nhiều lần nên tôi cũng đã tham dự một hai đám tang của bà con. Lệ thường tại giáo phận Nha Trang là không đồng tế trong lễ tang cho những người không là giáo sĩ, tu sĩ hay cha mẹ của những người nói trên. Dĩ nhiên việc gì cũng có lý do. Nhưng thiết nghĩ, sự ra đi của một con người là một biến cố lớn trong tang gia, xóm làng, giáo xứ, ... Không nên quá khắt khe về hoàn cảnh này. Hy vọng sẽ có ngày cái "lệ" nầy thay đổi cho nhẹ hơn. Xem Canon 905 §1 và §2 .

~~~~~~~~~~~~~~~~