Lẩm Cẩm: Một Vài Đề Nghị Liên Quan Đến Việc In Ấn Các Tài Liệu Phụng Vụ

I. Thẩm Quyền

1. Tại Hoa Kỳ: có một linh mục, không bằng lòng với các bản dịch Kinh Thánh, đã tự ý dịch và sử dụng Phúc Âm trong thánh lễ. Khi được hỏi thì ngài trả lời:

- Không có thẩm quyền nào bắt tôi phải dùng sách của Giáo hội Việt Nam!

2. Một linh mục khác khăng khăng dùng Kinh Nguyện Thánh Thể bản dịch cũ vì không thích Đức Giám Mục trưởng ban Phụng Vụ mới!

> Kết luận: Thẩm quyền của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam chưa vươn tới các cộng đoàn Công giáo ở ngoài nước.

Chưa ai nghĩ đến việc xin Tòa Thánh một thông tư chỉ định rõ là: bất cứ ai dùng sách phụng vụ tiếng Việt thì cũng phải tuân thủ nhũững điều lệ riêng của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đề ra liên quan đến các văn bản phụng vụ.

II. Phiên âm các danh xưng ngoại quốc

- Đối với những tên đã dùng trong các bản văn cũ thì không có vấn đề vì giáo dân đã quen. Ví dụ: thánh Margarita, thánh Hiêrônimô, ...

- Nhưng sau này có một số vị thánh mới được đưa vào phụng vụ hoàn cầu mà tên ngoại quốc hơi khó đọc nên Ủy ban về Phụng Vụ đã cho phiên âm theo kiểu Việt Nam nên khi đọc lên thì hơi lạ. Lại nữa, nếu muốn tra cứu thì không biết tên thật các ngài viết như thế nào.

Ví dụ: lịch ngày 19/10:

* Sách lễ Rôma thì lại viết "thánh Gio-an Bơ-rê-bớp, linh mục, thánh I-xa-ác Gio-gơ, linh mục ..."

* Trang mạng https://tgpsaigon.net/bai-viet/ngay-19-10-thanh-gioan-brebeufthanh-isaac-jogueslinh-muc-va-cac-ban-tu-dao-64366 viết  "thánh Gioan Brêbeuf, thánh Isaac Jogues"

Lịch ngày 24/10:

* Sách lễ Rôma: Thánh An-tôn Ma-ri-a Cơ-la-rét, ...

* Trang mạng https://tgpsaigon.net viết: thánh Antôn Maria Claret ...

- Đặc biệt tiếng Đức không thay tên đổi họ các danh xưng ngoại quốc nhưng giữ nguyên bản. Riêng tên các thánh ngày xưa thì họ dùng tiếng Latin, vd: Petrus chỉ thánh Phêrô, Paulus chỉ thánh Phaolô, ...

Đề Nghị: Giữ nguyên tên ngoại quốc theo đúng ngôn ngữ của các ngài. Các linh mục chắc cũng đủ trình độ để đọc các tên này.

III. Cách Trình Bày và Sắp Xếp Các Bản In

1. Nhận xét: Đã có nhiều kêu ca khi gặp phải những câu: "Xin mở trang ...", "Bài đọc II ở ngày CN 20 TN ...", vv

2. Đề Nghị: In tất cả các bài đọc của lễ ngày hôm đó, đừng bắt phải lật trang này qua trang khác,... Đừng nại lý do tốn giấy, tốn mực ..

3. Kinh Nguyện Thánh Thể: Sủa chữa cách trình bày bản văn (layout) cho phù hợp với từng phần, vd: sau phần Truyền Phép Bánh Thánh thì in qua trang sau cho phần Truyền Phép Máu Thánh. Phần I Đồng Tế cầu cho Giáo Hoàng, Giám Mục thì giữ cùng trang (trang trước hoặc trang sau), không ngăt quảng trang trước và trang sau.

4. Phần Hiệp Lễ: Kinh cầu Bình An II nên để trong cùng một trang,...

5. Và con nhiều chỗ khác trong sách

6. Để làm được như thế, có thể chỉnh line-height (cách quãng của hàng chữ) cho phù hợp ... Không chỉnh độ lớn nhỏ của chữ (font size)

7. Bên Hoa Kỳ, một số sách Bài Đọc chia thành 2 cột để tránh 1 hàng dài quá, khó theo dõi khi xuống hàng.

8. Các kinh Tiền Tụng riêng: nếu in sẵn trong thánh lễ ngày hôm đó thì tốt. Vd. Lễ Các Tổng Lãnh Thiên Thần, các Thiên Thần Bản Mệnh, Suy Tôn Thánh Giá, ... như trong lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam


~~~~~~~~~~~~~