Một Ít Câu Nói Khác Người

  1. Mất 4 năm để ngộ ra chân lý:
    "Không nên để ý quá nhiều đến phong cách lưu thông chung quanh rồi la làng... kẻo có ngày bị lụi vào lưng!"
     
  2. Chuyện ăn nhậu rồi đánh nhau
    Nếu khi người Việt tụ lại ăn nhậu mà không có những câu: "Tao chấp ... Tao cá ... Tao thách ...." thì sẽ không còn những cuộc ẩu đả chết người nữa.
     
  3. Đố: Ở đâu trên thế giới có chuyện: "Khi nào hết tiền thì xây"?
     
  4. Đố: Ở đâu trên thế giới: 500 triệu + 500 triệu = 2 tỉ (hai tỉ)?
     
  5. Nguyên tắc đối xử:
    Hãy lấy công bằng để xử chính mình và bác ái khi đối xử với kẻ khác: Mắc nợ ai 5 đồng thì lo mà trả lại đầy đủ, còn nếu có ai nợ mình thì từ từ ... nếu tha được thì tha.
     
  6. Thánh Giá - Những điều về Thánh giá cuộc đời:
    a. Của Chúa trao cho thì vác,
    b. Của người khác thì có thể vác giùm,
    c. Đừng trở nên thánh giá cho người ta.
    d. Và không tạo thánh giá ra để mà vác!
     
  7. Hàng xóm láng giềng
    Câu nói tình làng nghĩa xóm khi “tối lửa tắt đèn có nhau” đã được kết tinh trong quá trình lao động, sinh hoạt của ông cha ta từ những ngày đầu khai hoang mở đất. Tuy nghèo về vật chất, nhưng cái tình, cái nghĩa lại đầy ắp trong từng con người, làng xóm Việt Nam.

    Ngày nay, tình làng nghĩa xóm vẫn được người dân Việt cất giữ và thể hiện như một nét đẹp truyền thống của dân tộc: một nét đẹp mộc mạc, dung dị không thể nhầm lẫn với bất kỳ dân tộc nào trên thế giới.

    Sống trong một xã hội mà tình hàng xóm láng giềng gắn kết mọi người lại như keo. Đám cưới, lễ tang hay những dịp vui khác đều có mặt để chia vui, sẻ buồn và cũng để ghi ơn "tối lửa tắt đèn". "Bán họ hàng xa mua láng giềng gần" hay là "Bà con xa không qua láng giềng gần" là thế đó. Làng thì có tình của làng. Riêng xóm nhỏ thì lại có "nghĩa" của nó.

    Năm 2006, có dịp đi Pháp, tôi cũng cố gắng thu xếp để đi xe lửa qua Amsterdam, Hà Lan cách Paris gần 500 cấy số, để thăm một chú em tên Phi (+2019), gốc trong xóm ở Tháp Bà, Nha Trang của chúng tôi. Chú em lớn lên với tôi từ lúc còn nhỏ tuy không thân mấy vì không cùng tôn giáo nên ít sinh hoạt chung. Thế nhưng mà tình nghĩa vẫn còn đó: đi thăm bạn thay mẹ già.

    Mấy ông trong hẻm chúng tôi lâu lâu ngồi nhậu chung quang bàn tròn ngay góc đường. Thật là vui! Không ai la hét bao giờ. Karaoke thì vặn volume nhỏ!

    Thế nhưng ... việc gì cũng có cái nhưng ... không phải nhưng bánh tét mà là "nhưng" hỡi ôi! Hàng xóm cũng được coi là ông/bà giám thị luôn xét nét tò mò về những chuyện xảy ra bên kia vách hay hàng rào! Nhiều khi cũng bực mình vì mẹ tôi thường hay bảo tôi: "Nói nhỏ nhỏ kẻo người ta nghe!". Mà là chuyện thường ngày thôi mà!

    Nói hơi dông dài, nay xin kết luận ... một cách hơi phạm thượng:

    "NGƯỜI TA SỐNG KHÔNG NGUYÊN BỞI BÁNH NHƯNG CÒN BỞI MỌI LỜI DO MIỆNG ... HÀNG XÓM PHÁN RA!"
     

  8. Đức Tổng Giám Mục Nguyễn Chí Linh: Khi cha Linh là bạn cùng lớp về lại VN sau 7 năm du học với học vị tién sĩ Triết, ngài dạy bên Đại chủng viện Sao Biển.
    Lâu lâu ngài đi xe máy qua Tháp Bà thăm mẹ tôi. Ngài nói: "Bạn ở xa (Hoa Kỳ) nên đi thăm mẹ thay bạn".

  9.  

~~~~~~~~~~~~~~~~~