Chúa nhật tuần IV / C

Dàn bài:
Bị coi thường vì đã quá quen
. So sánh với CƯ: Bà góa tiên tri Elia - tiên tri Naaman
. Phản ứng tiêu cực: đòi giết
--
2 chi tiết
1. Nặn TC theo ý mình: con bò vàng - đòi hỏi Chúa theo ý mình.
2. quá quen với Chúa, coi thường giáo lý, nói hoài nói mãi, nhàm tai. Lời thật mất lòng
. cha Diệp, cha Long: ng. Lương nhiều hơn

+++ sống thật lòng mình như Chúa Giêsu, chấp nhận bị khinh khi, bị chê bai, tẩy chay.
. Chúa không làm phép lạ vì họ đóng cửa lòng.

Bài số 1

(Vĩnh Phước 2022)

Cái nhìn cũ không thể nhận ra và đón nhận Đức Giêsu


“Hôm nay đoạn sách thánh các người vừa nghe được ứng nghiệm.” Dân làng Nadarét hỏi nhau: “đây không phải là con ông Giuse sao?” Nếu người này là con ông thợ Giuse, thì có gì lạ? Liệu ông ta có thể là người đặc biệt sao, vì từ trước đến nay ông ta quá bình thường? Dân làng Nadarét không thể tin được, một người bình thường trong làng ai cũng biết, lại có thể là một người đặc biệt, Đấng Kinh Thánh đề cập tới.


Cái nhìn của người làng Nadarét cũng rất phổ thông đối với con người thời đại này. Phán đoán đánh giá con người qua dáng vẻ bên ngoài, qua qúa khứ. Nếu không dựa vào qúa khứ của một người mà xét đoán, thì dựa vào đâu? Nhưng khi làm như vậy, là đã có thành kiến về người đó. Trong một làng quê, người ta biết nhau từ nhỏ, biết cả tông ti họ hàng, nếu ai phạm một lầm lỗi nghiêm trọng, người đó và họ hàng rất khó sống tại địa phương đó. Chỉ còn cách bỏ làng mà đi. Trong một xã hội thời xưa, không dễ gì bỏ làng đi được, những người đó khổ như thế nào.


Jelana là một trong sáu em đã được phúc nhìn thấy Đức Mẹ trong suốt mười tám năm, và được Đức Mẹ đích thân dạy dỗ, có lần có người hỏi cô về số phận của những người theo đạo Công giáo, cô kể lại lời Đức Mẹ dạy: “Có lần Đức Mẹ cho biết có một phụ nữ đang sống ở Mễ Du, bà ấy đã gần đạt tới sự thánh thiện. Các thị nhân hỏi tên bà ấy, Đức Mẹ trả lời: bà ấy là một người Hồi Giáo. Nghe câu trả lời ấy, các thị nhân sửng sốt hỏi lại: sao lại thế được. Đức Mẹ trả lời: “Chỉ mình Thiên Chúa mới có quyền xét đoán về những điều ấy”. Sau đó Đức Mẹ giải thích: “Các con hãy nói cho mọi người biết là chính các con tự chia rẽ nhau ở trần gian. Người Hồi Giáo và Chính Thống Giáo cũng một thể như người Công Giáo, đều bình đẳng với nhau trước Con Mẹ và Mẹ. Các con hết thảy đều là con cái Mẹ. Thật ra mọi tôn giáo không phải đều bằng nhau, nhưng hết mọi người đều bình đẳng trước mặt Thiên Chúa. Không phải cứ thuộc về Giáo Hội Công Giáo là đủ để được cứu rỗi … Những người không Công Giáo không phải là những thụ tạo kém hơn đâu. Họ cũng được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa và được định phần chung cuộc là sống trong nhà Thiên Chúa, Cha chúng ta. Ơn cứu độ được cống hiến cho hết mọi người không trừ ai. Chúa Giêsu Con Mẹ đã cứu chuộc toàn thể nhân loại trên địa cầu. Chỉ những ai từ chối Thiên Chúa một cách cố tình thì bị kết án, do bởi sự lựa chọn của chính họ.

“Đừng kết án để khỏi bị kết án”. Hơn nữa, cần có cái nhìn rộng mở với mọi người, để có thể đón nhận những gì Thiên Chúa đang làm qua một người. Một người qúa khứ tội lỗi, bây giờ Thiên Chúa có thể biến đổi họ, có thể họ không như trước, có thể hiện tại họ là những người tuyệt vời. Theo kinh nghiệm sống, điều này rất khó xảy ra, nhưng khó không có nghĩa là không có. Đối với Thiên Chúa, tất cả đều có thể. Chị Maria Magdala là một điển hình.

Năm mới, xin cho chúng ta có cái nhìn “mới” về con người, đặc biệt những người vẫn sống với chúng ta, để chúng ta lạc quan và trông cậy vào Thiên Chúa hơn.

Bài số 2


“Người nhà đã không tiếp nhận Ngài”
Sau khi đã sai nhóm Mười Hai đi từng hai người để thực tập việc tông đồ tại miền quê xứ Galilê, Chúa Giêsu trở về thăm Nagiarét, nơi mà Ngài đã được nuôi dưỡng và lớn lên trong mái ấm gia đình dưới sự chăm sóc của Mẹ Maria và thánh Giuse. Sau khi làm cho cô bé con ông Giairô viên trưởng hội đường sống lại, Ngài dừng chân tại Capharnaum. Các môn đệ đi theo Ngài ít ngày đầu, nhưng sau đó, một mình Ngài trở về thăm quê, và dự một buổi thờ phượng nhằm ngày sabát. Được mời lên tiếng, Ngài có cơ hội đưa ra một thông điệp quan trọng.

Các khán giả nghe Ngài với nỗi kinh ngạc. Họ không thể nào chống lại vẻ dịu dàng của bài giảng, hoặc chối bỏ vẻ quyến rũ của lời Ngài nói, nhưng họ cũng không thể chấp nhận lời tuyên bố của Ngài. Họ biểu lộ thái độ không tin bằng một câu hỏi: “Không phải ông ấy là con bác Giuse sao?”. Ý họ muốn nói: “Đây không phải là người thân cận với chúng ta, một người thợ mộc mà chúng ta đều quen biết, chúng ta đã không biết bản thân anh ta và cả gia đình anh ta sao? Chắc chắn anh ta không thể là Đấng Messia được!”.

Câu trả lời của Chúa Giêsu ngụ ý nói sở dĩ họ không nhận Ngài, vì Ngài không làm trước mặt họ những phép lạ mà Ngài đã làm ở nơi khác. Khi Ngài trích dẫn câu tục ngữ: “Thầy lang ơi! hãy chữa lấy mình!” là Ngài có ý nói: “Hãy chứng thực lời tuyên bố của anh ở đây như anh đã làm ở các nơi khác, nếu anh muốn chúng tôi nhận anh là Đấng Kitô”. Chúa cũng trích dẫn câu tục ngữ khác cắt nghĩa đầy đủ hơn về mối nghi ngờ ghen ghét của họ: “Không có tiên tri nào được sủng mộ nơi quê quán mình!”. Những kẻ quá quen thuộc với những bậc vĩ nhân thường không thể nhận biết được sự vĩ đại của các vĩ nhân đó. “Quen quá hoá lờn” (Bụt nhà không thiêng) vì người ta có khuynh hướng phán đoán kẻ khác theo tiêu chuẩn giả dối, theo hình thức bên ngoài, vì người ta không hiểu biết những kẻ mà họ tưởng họ từng quen biết hơn cả. Chính những nhận xét nông cạn này đã làm tàn hại cho đời sống ngày nay. Nó khiến ta không nhận thức được giá trị của bạn hữu, của cơ hội để khi biết được thì quá trễ. Chính cái đó đã có một ảnh hưởng bi đát trên sứ vụ của Chúa Giêsu. Người ta chối bỏ Ngài vì những lý do hết sức nông cạn và điên rồ. Họ tưởng rằng họ đã biết Ngài vì đã quen thuộc với tên Ngài từ lâu, trong khi thực tế họ không thể hiểu được vẻ đẹp của nhân vị Ngài và quyền năng của Ngài.

Thái độ của khán giả trở thành tức giận khi Chúa Giêsu lấy hai thí dụ trong Cựu Ước, cả hai đều ám chỉ rằng dầu người đồng hương của Ngài biết rõ về Ngài, nhưng họ vẫn không xứng đáng hưởng ơn sủng do chức vụ của Ngài đem lại hơn những người ngoại. Ngài tự sánh ví mình với Êlia và Êlisê. Êlia đã đem ân phúc lớn cho người ở Siđon và Êlisê cho người ở Syri, trong khi dân Israel vẫn không nhận được ơn vì lòng họ cứng cỏi. Như vậy, các dân tộc trên thế giới sẽ nhận được ân phúc do Chúa Cứu Thế mang lại trong khi những kẻ quen biết Ngài lại phải khổ sở vì không tin. Họ đâu có chịu nổi lời quở trách nghiêm khắc ấy. Điều làm họ tức giận là Ngài khen tụng dân ngoại. Người Do thái vẫn đinh ninh rằng chỉ có mình họ là dân của Thiên Chúa, cho nên họ khinh thường các dân tộc khác. Họ tin rằng “Chúa đã dựng nên các dân ngoại để làm chất đốt cho lửa hoả ngục”. Thế mà giờ đây, chàng thanh niên Giêsu này, người mà hết thảy họ đều biết, lại giảng như thể dân ngoại được Thiên Chúa ưu đãi. Họ nổi xung lên, đuổi Chúa Giêsu ra khỏi thành và toan làm hại mạng sống Ngài.

Ngay từ khi mới sinh ra, Chúa Giêsu nhận được một định mệnh “Ngài có mệnh làm cớ cho nhiều người bổ nhào và chỗi dậy trong Israel, và làm dấu gợi lên chống đối” (Lc 2,34), lời tiên tri ấy nay đã thành sự thật.

Hẳn thật, sau khi đã suy gẫm lâu dài về cuộc đời Thầy mình, thánh Gioan tông đồ đã phải đưa ra một nhận định cay đắng: “Ngài đã đến nơi nhà của Ngài, mà người nhà đã không tiếp nhận Ngài” (Ga 1,11). Việc xảy ra thật đáng buồn nhất là cho Chúa Giêsu là người giàu tình cảm đối với quê hương xứ sở. Đáng lẽ họ phải mở rộng vòng tay đón tiếp Ngài, đáng lẽ Ngài được tiếp rước như một người đi xa trở về, người đã làm nở mày nở mặt cho quê hương xứ sở. Nhưng Ngài đã bị chối bỏ.

Bài học của Nagiarét đây vẫn luôn được lập lại, nhiều người có cơ hội để biết Chúa lại chối bỏ Ngài, nhưng nơi nào có đức tin thì những tấm lòng tan vỡ được hàn gắn như thời Êlia, và những người phong sẽ được lành mạnh như Naaman nhờ lời của Êlisê. Vậy trong khung cảnh nhà hội Nagiarét, Chúa Giêsu đã nói, chẳng những về ơn lành của chức vụ Ngài mà còn về quyền năng phổ quát của chức vụ ấy nữa. Ngài đến để thoả mãn những nhu cầu của nhân loại trong cả thế gian.

Jelana là một trong sáu em đã được phúc nhìn thấy Đức Mẹ trong suốt mười tám năm, và được Đức Mẹ đích thân dạy dỗ, có lần có người hỏi cô về số phận của những người theo đạo Công giáo, cô kể lại lời Đức Mẹ dạy: “Có lần Đức Mẹ cho biết có một phụ nữ đang sống ở Mễ Du, bà ấy đã gần đạt tới sự thánh thiện. Các thị nhân hỏi tên bà ấy, Đức Mẹ trả lời: bà ấy là một người Hồi Giáo. Nghe câu trả lời ấy, các thị nhân sửng sốt hỏi lại: sao lại thế được. Đức Mẹ trả lời: “Chỉ mình Thiên Chúa mới có quyền xét đoán về những điều ấy”. Sau đó Đức Mẹ giải thích: “Các con hãy nói cho mọi người biết là chính các con tự chia rẽ nhau ở trần gian. Người Hồi Giáo và Chính Thống Giáo cũng một thể như người Công Giáo, đều bình đẳng với nhau trước Con Mẹ và Mẹ. Các con hết thảy đều là con cái Mẹ. Thật ra mọi tôn giáo không phải đều bằng nhau, nhưng hết mọi người đều bình đẳng trước mặt Thiên Chúa. Không phải cứ thuộc về Giáo Hội Công Giáo là đủ để được cứu rỗi … Những người không Công Giáo không phải là những thụ tạo kém hơn đâu. Họ cũng được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa và được định phần chung cuộc là sống trong nhà Thiên Chúa, Cha chúng ta. Ơn cứu độ được cống hiến cho hết mọi người không trừ ai. Chúa Giêsu Con Mẹ đã cứu chuộc toàn thể nhân loại trên địa cầu. Chỉ những ai từ chối Thiên Chúa một cách cố tình thì bị kết án, do bởi sự lựa chọn của chính họ.

Bài số 3
Trong Tin mừng ngày hôm nay, chúng ta thấy một phản ứng đáng kinh ngạc về phía nhũng người trong cuộc. Trong hội đường của Nazareth, Chúa Giêsu tuyên bố rằng Ngài là người mà mọi người đã chờ đợi, SỰ THÀNH TOÀN của tất cả những hy vọng của họ. Nhưng khi Ngài nói lên sự thật, họ trở nên bực mình. Trong thực tế, họ đã phản ứng một cách điên cuồng đến mức họ đã đẩy Jesus ra khỏi hội đường và tìm cách giết Ngài.

Dường như mọi người không nhận ra Chúa Giê-su là ai. Họ KHÔNG thể tin rằng cậu bé quê hương này là Đấng cứu thế. Chính xác hơn, họ có những ý tưởng riêng về những gì họ muốn về Đấng Thiên Sai. Họ mong đợi Ngài sẽ trở thành một nhà lãnh đạo chính trị, một nhà chinh phục quân sự, một nhà cải cách xã hội - một người có thể nói lên tất cả những sai lầm chính trị, quân sự và kinh tế thời đó. Họ đã từ chối Chúa Giê-su vì Ngài không phù hợp với quan niệm của họ về những gì họ muốn Ngài trong cái nhìn của họ.

Đây không phải là lần đầu tiên trong lịch sử Do Thái xảy ra một sự từ chối như vậy. Bài đọc đầu tiên là từ tiên tri Jeremiah, người được sinh ra khoảng 650 năm trước Chúa Kitô. Khi được Thiên Chúa sai đến để nói lên sự thật với những người cùng thời, ông đã gặp phải sự phản đối nghiêm khắc từ người dân, các tư tế và chính nhà vua. Dân chúng phạm tội thờ ngẫu tượng, và từ chối chấp nhận Thiên Chúa được Giê-rê-mi rao giảng. Ông bị cầm tù, bị sỉ nhục và cuối cùng chết lưu vong.

Hiện tại có giống ngày xưa không? Chúng ta có phải là người Công giáo thực sự chấp nhận Thiên Chúa như Ngài không? Đó là một cám dỗ thực sự để cố gắng NẶN LÊN một Thiên Chúa đáp ứng mong muốn của chúng ta thay vì nhu cầu của chúng ta. Không phải lúc nào cũng dễ dàng chấp nhận Thiên Chúa như Ngài. Có lẽ câu trả lời nằm trong những gì chúng ta ước vọng trong cuộc sống.

Chúng ta muốn những điều tốt đẹp: một ngôi nhà thoải mái, một chiếc xe đẹp, tivi màu, thức ăn ngon. Hoàn toàn có quyền ước mong cho những điều đó, nhưng nếu chúng ta không có được chúng, chúng ta không được đau khổ. Chúng ta phải nhớ rằng Chúa Giêsu sinh ra nghèo khó, sống nghèo và chết nghèo. Tiền rất quan trọng trong xã hội này nhưng nó không được là mục tiêu tối hậu cho cuộc sống.

Tất cả chúng ta đều muốn sống hài hòa với những người khác. Nhưng nhiều khi chúng ta lại không thích khi có người không đồng ý với chúng ta hoặc làm cho chúng ta trở nên khó chịu.

Khi có những những bi kịch xảy ra - một cái chết bất ngờ, một sự mất mát tài chính to lớn, một sự thất vọng nặng nề về con cái, chúng ta tự hỏi tại sao Chúa lại bỏ rơi chúng ta. Chúng ta không muốn Chúa đối xử tệ với chúng ta. Nhưng hãy nhớ rằng Chúa luôn ở đó để ở bên chúng ta. Kế hoạch của Người thật là bí ẩn và chỉ cần kiên nhẫn với Người như Người vẫn luôn luôn kiên nhẫn và ở bên chúng ta.

Chúa cho chúng ta những gì chúng ta cần. Ngài ban cho chúng ta đức tin, khả năng nhận biết Ngài và yêu mến Ngài. Ngài ban cho chúng ta tất cả những ân sủng mà chúng ta cần để yêu thương đồng loại như anh chị em của chúng ta. Ngài ban cho chúng ta Con Một của Ngài. Ngài ban cho chúng ta mọi phương tiện để sống đời đời. Nhưng chúng ta không thể tạo ra một Thiên Chúa theo sở thích hay ý muốn của chúng ta.

Người Do Thái hay đúng hơn người đồng hương của Chúa Giêsu đã từ chối Ngài vì học nghĩ rằng họ quá biết rõ về Ngài. Đối với chúng ta, nhiều lúc xem ra Chúa Giêsu cũng bị đối xử như thế: chúng ta quá quen thuộc Ngài vì ngay từ nhỏ chúng ta cũng đã nghe về Ngài nhiều lần, nhiều lúc. Từ đó giáo huấn của Ngài cũng như là nghe nhiều rồi, cứ nói hoài! Chúng ta ít được đánh động và ít khi nhận ra sự hiện diện của Ngài trong cuộc sống. Những người đi hành hương đến kính viếng cha Trương Bửu Diệp hay đi nghe cha Long thuyết giảng về lòng thương xót Chúa hay nói rằng: Người không Công Giáo đi nhiều lắm và họ được nhiều ơn hơn người có đạo. Phải, nhiều khi kẻ ngoại lại tin mạnh hơn người ở trong.
Hãy sống và làm chứng rằng tôi tin Đức Giêsu người Nazareth là Thiên Chúa và là Đấng Cứu độ tôi và tôi nhất quyết sống theo lời Ngài.
 


*/*