Linh Mục: con người của nhiều mâu thuẫn (nghịch lý)
I. Ðinh nghĩa chữ Mâu Thuẫn (cái mâu, cái thuẫn): ngày xưa có một người bán khí giới đánh giặc: gươm, dáo, khiên, mộc, thương, mâu, ... Một ngày nọ có người hỏi mua một bộ mâu (thương, gậy nhọn) và cái khiên (thuẫn che thân). Anh ta khoe: cái mâu này tốt nhất trên đời, đâm lủng bất cứ cái thuẫn nào. Và lấy cái thuẫn ra, anh ta cũng khoe: cái thuẫn này che thân tốt nhất, không gươm dáo nào đâm qua được. Khách hỏi: Vậy thì lấy cái mâu này đâm vào cái thuẫn kia thì cái nào tốt. Người bán cứng họng, không trả lời được. Ðó là nghịch lý: cái lý này ngược hẳn lại với lý kia và như thế là ... vô lý, không thể có được.
II. Này người linh mục, người là ai? (Michel Quoist?): người không là của người vì người thuộc về TC; người từ hư vô nhưng lại thuộc về vĩnh cửu; người không sống cho mình nhưng cho TC; người là hư không và là tất cả. Omnia omnibus (mọi sự cho mọi người) (Phaolô).
III. Mâu thuẫn
1. hữu hạn / đời đời: là một người sinh ra trong thời gian, có cha, có mẹ nhưng lại được hiến thánh trong chức linh mục đời đời theo dòng dõi thượng tế Melkisêđê (sách Khởi Nguyên)
2. tội nhân / tha tội: là một con người với tất cả những bản tính yếu hèn của thân phận con người, có sân si, lục dục, phạm tội như những người khác nhưng lại có năng quyền tha tội cho các hối nhân thay mặt Thiên Chúa toàn năng và nhân từ.
3. thụ tạo / Mình Thánh Chúa: là một thụ tạo yếu hèn nhưng lại được ban cho năng quyền biến bánh rượu thành Mình Máu Thánh Chúa toàn năng. Và cũng có bổn phận rước Mình Máu Thánh Chúa sau khi đã truyền phép.
4. độc thân:
a/ cha: sống bậc độc thân và khiết tịnh nhưng lại được mọi người xưng là cha.
b/ bố thiêng liêng: Ða số các linh mục triều lại bảo trợ và nhiều khi nuôi dưỡng ơn gọi tu sĩ, linh mục của những người con thiêng liên: người ta gọi là linh tông. Nếu những người này không tiếp tục và ra ngoài lập gia đình thì các linh phụ nầy được xưng là ông nọi, ông ngoại.
c/ mẹ: sinh ra, nuôi dưỡng các tín hữu bằng lời, bằng MTC. Có nơi trong miền Nam gọi các cha bằng ông cố *theo tục gọi các cha người Pháp bằng cố Tay, chắc vì râu nhiều?)
d/ tu trì / trần thế: bị xem là "không biết chuyện ngoài đời" nhưng được xin làm cố vấn và đôi khi quan tòa cho các vấn đề gia đình nhiều và thường xuyên hơn các luật sư cố vấn gia đình và hôn nhân.
e/ người cô đơn thường đến chia sẻ với các linh mục, nhưng khi linh mục cô đơn thì lại không có ai để chia sẻ, ngoài các linh mục khác.
g/ mang trọng trách dâng lên những lời cầu nguyện cho những người khác, nhưng lại ít người nghĩ đến việc cầu nguyện cho các linh mục.
h/ bí tích Hôn Phối: là đại diện thông thường (căn bản) cho bí tích Hôn Phối.
5/ là một người con nhưng lại được cha mẹ gọi là cha.
6/ là một người bạn nhưng cũng được các linh mục khác gọi là cha.
7/ là một kẻ dưới quyền nhưng cũng được các Giám Mục, các đấng bề trên gọi là cha.
8/ là một người có cuộc sống khác với giáo dân nhưng sẽ bị chê là không hòa đồng nếu không chơi với ai!
9/ được khen là giảng hay miễn là dưới 5 phút!
10/ phạm tội giống kẻ khác nhưng bị lên án nặng gấp 2 lần!
~~~~~~~~~~~~~~~