August 29, 2019

Phần bài tập liên quan đến liên từ và trạng từ liên kết cũng là vấn đề mà các học viên cần hết sức chú ý. Bài học hôm nay sẽ hướng dẫn các bạn cách làm các bài tập trắc nghiệm liên quan đến vấn đề này. Conjunctions (liên từ): là những từ dùng để nối các từ, nhóm từ, các mệnh đề lại với nhau. Liên từ không thay đổi hình thức cho dù chúng xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trong câu. Liên từ được chia làm 3 loại: – Liên từ kết hợp (coordinating conjunctions). – Liên từ tương quan hay tương liên (correlative conjunctions). – Liên từ phụ thuộc (subordinating conjunctions). 1) Liên từ kết hợp: gồm 7 liên từ: and (và), but (nhưng mà), or (hoặc), so (vì thế, thế là),for (bởi vì), yet (nhưng mà, tuy thế), nor (và …không), mà … cũng không); trong đó, ba liên từ được sử dụng nhiều nhất là: and, but, or. Những liên từ này liên kết các thành phần trong câu với điều kiện là mỗi thành phần phải theo luật “cấu trúc song song” (parallel construction), nghĩa là chúng phải tương đương nhau về mặt ngữ pháp – kể cả chức năng lẫn hình thức. Để dễ nhớ, chúng ta có thể chỉ cần nhớ đến BOY FANS, tức chữ tắt ghép chữ đầu của 7 từ nói trên mà thành:
B : But O : Or Y : Yet
F : For A : And N : Nor S : so
           

 

Mục đích sử dụng Liên từ Thí dụ
– Thêm vào, cộng vào and – David and John were late to the party.

 

(David và John đã dự tiệc trễ)

– Thêm vào sự phủ định nor – I can’t afford to buy a car, nor can you.

 

Tôi không đủ khả năng mua xe hơi, anh cũng thế.

– Chỉ sự tương phản đối nghịch but – The dog barked but wagged his tail.

 

Con chó sủa nhưng lại ve vẫy đuôi

– Hậu quả hợp lý

- Nguyên nhân

so

 

for

– Helen left early, so I left with her.

Helen bỏ đi sớm, cho nên tôi đi theo.

I went with Helen for she left early
Tôi đi với Helen vì cô ấy bỏ đi sớm

– Sự lựa chọn or – You can go today or tomorrow.

 

Anh có thể đi hôm nay hoặc ngày mai.

Lưu ý: Một liên từ dùng liên kết 2 mệnh đề thường có một dấu phẩy (comma) đặt trước nó, nhưng nếu mệnh đề ngắn thì có thể lược bỏ. Liên từ so và for chỉ dùng nối các câu đơn, không dùng liên kết các từ và cụm từ. 2) Liên từ tương quan hay tương liên: có nhiệm vụ tương tự như liên từ kết hợp, nhưng về hình thức, chúng chia làm hai thành phần hay còn gọi là một “cặp từ”. Những liên từ tương quan thông dụng gồm có:
– either … or … (hoặc … hoặc ….)
– neither … nor …. (không …. và cũng không …)
– not only … but (also) (không những … mà còn …)
– both … and … (vừa … vừa …; cả …. lẫn)
– whether …. or …. (nên chăng …. hay …)
3) Liên từ phụ thuộc: dùng để giới thiệu các mệnh đề phụ (subordinate clauses), tức nối một mệnh đề phụ với một mệnh đề chính.
Một số liên từ phụ thuộc thông dụng gồm:
– After (sau khi) – Before (trước khi)
– Although (mặc dù, dẫu cho) – Unless (trừ phi, nếu không)
– Until (cho đến khi) – If (nếu, giá như)
– Since (vì, vì rằng, từ) – Because (bởi vì)
– As (bởi vì, tuy rằng, lúc, như là) – As long as (khi nào mà)
– As if (y như thế, như thể là) – While (trong lúc, trong khi)v – Where (ở nơi mà) – When (khi, lúc, khi mà)
– Whenever (hễ khi nào, bất cứ lúc nào) – Wherever (bất cứ nơi đâu),…vv
Liên từ loại này mở đầu, giới thiệu cho mệnh đề phụ và mệnh đề đó có thể đóng vai trò như một chủ ngữ, một bổ ngữ, một tính từ hay trạng từ.

Conjunctive Adverbs (trạng từ liên kết): Những người viết văn giỏi thường thể hiện sự chuyển đổi từ ý tưởng này qua ý tưởng khác một cách tài tình giúp người đọc không bị ngắt quãng luồng tư tưởng của họ. Một trong những phương pháp mà các nhà văn áp dụng là dùng các trạng từ liên kết nối liền các mệnh đề độc lập. Chúng cũng làm nhiệm vụ của một trạng từ khi bổ nghĩa cho một trong những mệnh đề độc lập.
Đó là những trạng từ như: first (trước tiên), however (dù thế nào, tuy nhiên), likewise(tương tự, cũng thế)…Chúng đóng vai trò như các biển chỉ đường (signpost) dẫn người đọc dễ dàng từ ý tưởng này qua ý tưởng kia.
Một số trạng từ liên kết thông dụng:
– Afterwards (sau này, rồi thì)
– Anyway (dù sao, ít nhất)
– Besides (ngoài ra, hơn nữa, vả lại) v – Consequently (do đó, bởi vậy)
– Eventually (cuối cùng)
– Finally (cuối cùng, rốt cuộc)
– For example / for instance (thí dụ, chẳng hạn)
– However (dù sao, tuy vậy, song)
– Instead (thay vì, đáng lẽ là)
– Later (về sau)
– Likewise (hơn nữa, vả lại)
– Nevertheless (tuy nhiên)
– Next (sau, tiếp sau)
– Now (bây giờ)
– Otherwise (cách khác, về mặt khác)
– Still (vẫn còn, hơn nữa)
– Then (rồi thì, hồi ấy) v – Therefore (vì thế)
– Thus (như vậy, như thế)
– Unfortunately (không may, đáng tiếc)
Những trạng từ liên kết chỉ nối các mệnh đề độc lập và thường có dấu chấm phẩy (semicolon) ở phía trước và dấu phẩy (comma) ở phía sau những trạng từ này.
– I arrived late; furthermore, I forgot my wallet.
Tôi đến trễ; hơn thế nữa, tôi lại quên ví tiền.
Nếu hai mệnh đề độc lập quá ngắn hay có quan hệ gần gũi, chúng ta có thể chỉ sử dụng một dấu phẩy trước trạng từ liên kết (thay cho dấu chấm phẩy) và bỏ dấu phẩy phía sau.
Lưu ý: Sau "then" thường không dùng dấu phẩy.

BẢNG TÓM LƯỢC NHỮNG TỪ LIÊN KẾT
Những từ chuyển tiếp (liên từ + trạng từ)
Thêm vào ý tưởng khác
– and
– furthermore
– in addition
– moreover
– besides
– also
Thêm vào ý tưởng ngược lại hay biểu thị sự tương phản
– but
– yes
– though
– although
– even though
– while
– whereas
– however
– on the other hand
– in contrast
– conversely
Biểu thị kết quả
– so – so / such … that
– therefore
– as a result
– thus
– consequently
Biểu thị lý do
– for
– because
– since
– now that
– as long as
Đưa ra sự lựa chọn
– or
– nor
– otherwise
Biểu thị sự tương tự
– similarly
– likewise
– also
Biểu thị một kết quả không mong đợi
– however
– nevertheless
– still
Đưa ra thí dụ
– for example
– for instance
Hàm ý nhấn mạnh
– in fact
– indeed
– on the contrary
Giải thích hoặc nói lại cho rõ
– that is
– in other words
Tổng quát, bao quát hóa
– in general
– overall
Kết luận, tổng kết, tóm lại
– in conclusion
– in summary
– in brief
– in the end
– in short
– all in all
– in deed
- to sum up
– in other words
Biểu thị sự liệt kê theo thứ tự thời gian, thứ bậc quan trọng hay một chuỗi sự kiện
– first (second,…)
– first of all
– next
– then
– after that
– finally
– meanwhile
– subsequently
– while
– when
– whenever
– as
– before
~~~~~~~~~~~