Did Jesus Rise From the Dead?

Did Jesus Rise From the Dead?

According to eyewitnesses, a man named Jesus Christ demonstrated his power over death. They tell us that after he died on a cross and was buried, Jesus suddenly appeared to them alive on the third day. Then he was seen by other followers, including 500 people on a single occasion. Soon word spread everywhere that Jesus had risen from the dead. But could Jesus’ resurrection simply be a 2000 year old legend? Or is it based upon verifiable historical evidence?


If Jesus didn’t rise from the dead, then the foundation for the Christian Faith would forever be destroyed. Former atheist and skeptic Josh McDowell spent more than seven hundred hours researching the evidence for the resurrection.

He explains: “I have come to the conclusion that the resurrection of Jesus Christ is either one of the most…heartless hoaxes ever foisted upon the minds of men, OR it is the most fantastic fact of history.” Persuaded by the evidence, Josh’s research led him to the conviction that Jesus’ resurrection is “the most fantastic fact of history.”


Another ardent skeptic, English journalist Frank Morison believed Jesus’ resurrection was mythical and began research for a book proving his case. However, as he examined the evidence, Morison changed his mind as well as the theme of his book. What was it that changed Morison’s mind? Before we examine the evidence he discovered, let’s set the scene by reviewing what Jesus’ followers claim were “eyewitness accounts” of his death and resurrection.

 

Có thật Chúa Giêsu đã sống lại từ cõi chết?

Theo các nhân chứng, một người tên là Giêsu Kitô đã biểu lộ quyền năng của Ngài trên sự chết. Họ nói với chúng ta rằng sau khi chết trên thập giá và được mai táng, Chúa Giêsu bỗng nhiên hiện ra với họ còn đang sống vào ngày thứ ba. Rồi Ngài lại được thấy bởi những môn đệ khác, kể cả 500 người trong cùng một lúc. Chẳng mấy chốc lời đồn loan ra khắp nơi rằng Chúa Giêsu đã sống lại từ cõi chết. Thế nhưng, việc Chúa Giêsu sống lại có thể chỉ là một truyền thuyết của 2000 năm trước? Hay là nó được dựa trên sự kiện hiển nhiên mang tính lịch sử có thể kiểm chứng được?

Nếu Chúa Giêsu không chỗi dậy từ cõi chết, thì nền tảng của Đức Tin Kitô giáo sẽ bị hủy diệt vĩnh viễn. Josh McDowell, trước kia vô thần và theo chủ nghĩa hoài nghi, đã tốn hết hơn bảy trăm (700) tiếng đồng hồ để nghiên cứu bằng chứng của sự sống lại.

Ông giải thích: “Tôi đã đi đến kết luận rằng sự sống lại của Chúa Giêsu Kitô hoặc là một trong những … trò lừa vô tâm nhất nhét vào trong tâm trí con người, HOẶC là sự kiện vĩ đại nhất của lịch sử.” Thuyết phục do tính hiển nhiên của sự kiện, nghiên cứu của Josh đã đưa ông đến sự xác tín rằng sự sống lại của Chúa Giêsu là “sự kiện vĩ đại nhất của lịch sử.”

Một người hoài nghi cuồng nhiệt khác, ký giả người Anh Frank Morison tin rằng sự sống lại của Chúa Giêsu là chuyện thần thoại và bắt đầu đi tìm một cuốn sách chứng minh lập luận của mình. Tuy nhiên, khi xem xét chứng cớ, ông ấy đổi ý cũng như chủ đề cuốn sách của mình. Điều gì đã thay đổi suy nghĩ của Morison? Trước khi khảo sát chứng cớ mà ông khám phá ra, chúng ta hãy dựng nên khung cảnh chung bằng cách xem lại lời tuyên bố của các môn đệ của Chúa Giêsu là “chứng nhân mục sở thị” của sự chết và sự sống lại của Ngài.

Jesus Predicts His Own Death and Resurrection

Seven hundred years before Christ, the prophet Isaiah had written about a future Messiah, who would suffer and die for our sins, but later be restored to life. Echoing the prophecy in Isaiah 53, Jesus claimed that he was the Messiah who would be betrayed, arrested, condemned and killed. But then three days later he would come back to life. (See Mark 10:33).
 

Everything Jesus taught and claimed depended on his resurrection from the dead. If Jesus didn’t rise as he promised, his message of forgiveness and hope for eternal life would be meaningless. Jesus was putting his words to the ultimate test of truth.

Bible scholar Wilbur Smith explains, “When he said He would rise again from the dead, the third day after He was crucified, He said something that only a fool would dare say if He expected the devotion of any disciples – unless He was sure He was going to rise.”

 

Chúa Giêsu tiên báo sự chết và phục sinh của chính mình

Bảy trăm năm trước Đức Kitô, tiên tri Isaiah đã viết về vị Thiên sai tương lai, Đấng sẽ chịu đau khổ và chết vì tội lỗi chúng ta, nhưng sau đó sẽ được sống lại. Phản ánh lại lời tiên tri của Isaiah chương 53, Chúa Giêsu tuyên bố rằng mình là Đấng Thiên sai sẽ bị phản bội, bị bắt, bị kết án và bị giết. Nhưng rồi sau ba ngày Ngài sẽ sống lại (Xem Phúc Âm Marcô 10:33).


Tất cả những điều mà Chúa Giêsu dạy và tuyên bố tùy thuộc vào sự sống lại từ cõi chết của Ngài. Nếu Chúa Giêsu không sống lại như Ngài đã hứa thì sứ điệp tha thứ và hy vọng vào sự sống vĩnh cửu sẽ là vô nghĩa. Chúa Giêsu đã đem lời của mình đặt cược với thử thách tối hậu của sự thật.

Chuyên gia Kinh thánh Wilbur Smith giải thích: “Khi nói rằng sẽ sống lại từ cõi chết vào ngày thứ ba sau khi chịu đóng đinh, Ngài đã nói một điều mà chỉ có người điên mới dám nói nếu Ngài muốn cho các môn đệ của mình ái mộ mình – trừ phi chắc chắn rằng mình sẽ sống lại.”

 

A Horrific Death And Then . . . ?

Exactly as Jesus predicted, eyewitnesses report he was betrayed by one of his disciples, Judas Iscariot. Then in a mock trial under the Roman Governor, Pontius Pilate, he was condemned and crucified on a wooden cross. Jesus suffered on the cross for approximately six hours. Then, at 3:00 in the afternoon Jesus cried out, “It is finished” and died.[3] Suddenly the sky went dark and an earthquake shook the land.[4] Pilate wanted to verify that Jesus was dead before allowing his crucified body to be buried. So a Roman guard thrust a spear into Jesus’ side.

 

The mixture of blood and water that flowed out, according to eyewitnesses, was a clear indication that Jesus was dead. Once his death was certified, Jesus’ body was taken down from the cross, tightly wrapped in linen and buried in Joseph of Arimathea’s tomb. Roman guards then sealed the tomb with a large stone and were under strict orders to watch the tomb 24 hours a day.

Jesus’ disciples were so utterly devastated by his death on the cross that they fled for their lives, fearing they too would be captured and killed.

 

But then something happened . . .

Một cái chết khủng khiếp và rồi sau đó …?

Đúng như Chúa Giêsu tiên báo, các nhân chứng đã kể lại rằng Ngài bị phản bội bởi một môn đệ, Giuđa Iscariot. Rồi trong một phiên tòa mang tính nhạo báng (phiên tòa giả tạo) dưới sự chủ tọa của quan tổng trấn người Rôma, Pontiô Philatô, Ngài bị kết án và đóng đinh vào một thập giá gỗ. Chúa Giêsu chịu đau đớn trên thập giá khoảng gần 6 tiếng đồng hồ. Rồi, lúc 3 giờ chiều, Chúa Giêsu kêu lớn tiếng: “Mọi sự đã hoàn tất” rồi chết. Thình lình trời đất u ám và một cơn động đất làm rung chuyển vùng đó. Philatô muốn chứng thực là Chúa Giêsu đã chết trước khi cho phép chôn thân xác bị đóng đinh của Ngài. Vì thế một tên lính Rôma đâm một lưỡi đòng vào cạnh sườn Ngài.

Theo như lời nhân chứng, máu quyện với nước chảy ra chỉ rõ là Chúa Giêsu đã chết. Sau khi cái chết của Ngài đã được chứng thực, thi hài của Chúa Giêsu được hạ xuống khỏi thập giá, gói chặt trong vải liệm và an táng trong ngôi mộ của ông Giuse người Arimathea. Sau đó lính Rôma bít ngôi mộ lại bằng một hòn đá lớn và nhận lệnh nghiêm nhặt phải gác mộ 24 trên 24.

Tinh thần của các môn đệ của Chúa Giêsu bị suy sụp nặng nề qua cái chết trên thập giá của Ngài đến nỗi họ phải bỏ trốn, vì sợ rằng họ cũng sẽ bị bắt và giết hại.

Nhưng rồi xảy ra một việc …

Something Happened

According to a New York Times article, “Shortly after Jesus was executed, his followers were suddenly galvanized from a baffled and cowering group into people whose message about a living Jesus and a coming kingdom, preached at the risk of their lives, eventually changed an empire. Something happened … But exactly what?”

 

Morison Examines the Evidence

Morison wanted to know what actually happened that changed Jesus’ followers and started a movement that has made such a profound impact on our world. He realized there were five possible explanations:


1. Jesus didn’t really die on the cross.
2. Jesus’ body was stolen.
3. The disciples were hallucinating.
4. The account is legendary.
5. It really happened.

Morison began examining the facts patiently and impartially to see where they would lead him.

Một việc đã xảy ra

Theo một bài báo New York Times: “Không lâu lắm sau khi Chúa Giêsu bị hành quyết, từ một nhóm người bị lạc hướng và co cụm vì sợ hãi, các môn đệ bỗng nhiên được khích động ra làm chứng cho một Chúa Giêsu còn sống và một vương quốc sắp đến, không sợ chết để rao truyền sứ điệp, đến nỗi đã thay đổi cả một đế quốc. Một việc gì đó đã xảy ra … Chính xác là việc gì?”

Morison xem xét chứng cớ

Morison muốn biết điều gì đã xảy ra đến nỗi đã thay đổi các môn đệ và khởi đầu một biến động mang lại ảnh hưởng sâu xa đến toàn thế giới. Ông nhận ra được là có năm cách giải thích có thể chấp nhận:


1. Chúa Giêsu thực sự đã không chết trên thập giá
2. Xác Chúa Giêsu bị đánh cắp
3. Các môn đệ bị ảo giác
4. Chuyện kể chỉ là truyền thuyết
5. Đã xảy ra thật


Morison bắt đầu khảo sát những sự kiện một cách kiên nhẫn và vô tư để xem chúng sẽ đưa mình đến đâu.

1. Was Jesus Dead?

Morison first wanted verification that Jesus was really dead when placed in the tomb. He learned that Jesus’ death was considered factual for nearly 1800 years. Then about 200 years ago, a few skeptics postulated that Jesus didn’t die on the cross, but merely lost consciousness, and was revived by the cool, damp air of the tomb. This became known as the “swoon theory.”

 

Morison wondered if Jesus could have survived the cross. He researched both Jewish and Roman contemporary history and discovered the following facts supporting Jesus’ death:

 

All the accounts affirm he died. Pilate verified he died. During the lifetime of the eyewitnesses no one disputes his death. Secular and contemporary historians, Lucian, Josephus, and Tacitus cite his death as factual.

Morison became convinced that Jesus was truly dead, a fact almost universally accepted as true by trusted scholars and historians. Morison concludes,

“That Jesus Christ died on the cross, in the full physical sense of the term…seems to me to be one of the certainties of history.”

1. Chúa Giêsu có chết không?

Trước hết, Morison muốn biết rõ là Chúa Giêsu đã chết thật khi được chôn trong mộ. Ông biết rằng cái chết của Chúa Giêsu đã được xem là một sự kiện có thật suốt gần 1800 năm. Rồi khoảng cách đây 200 năm, một số người hoài nghi đưa ra lý luận rằng Chúa Giêsu không chết trên thập giá, nhưng chỉ mất tri giác, và tỉnh lại do không khí lạnh, ẩm ướt trong ngôi mộ. Thuyết này mang tên là “thuyết bất tỉnh”.

Morison tự hỏi là không biết Chúa Giêsu có còn sống sau khi được hạ xác khỏi thập giá không. Ông tìm tòi trong lịch sử cả Do thái lẫn Rôma thời đó và khám phá ra rằng những sự kiện này chứng minh sự chết của Chúa Giêsu:

Tất cả những trình thuật đều xác định rằng Ngài đã chết. Philatô chứng thực cái chết của Ngài. Trong suốt cuộc đời của những nhân chứng, không một ai bất đồng ý kiến về cái chết của Ngài. Những sử gia ngoại giáo thời đó, Lucian, Josephus và Tacitus, đều nhắc đến cái chết của Ngài là có thật.

Morison đã tin chắc rằng Chúa Giêsu thực sự đã chết, là một sự kiện được chấp nhận là thật bởi hầu hết các học giả và sử gia đáng tin cậy. Morison kết luận:

"Sự kiện Đức Giêsu Kitô chết trên thập giá, theo nghĩa thể lý đầy đủ của từ ngữ ... đối với tôi là một trong những điều chắc chắn của lịch sử."

2. Was Jesus’ body stolen?

Morison wondered if the disciples faked the resurrection story by stealing Jesus’ body, and then claiming he was alive. That might be plausible if the tomb was in an obscure area where no one would see them. However, the tomb belonged to a well-known member of the Sanhedrin Council, Joseph of Arimathea. Since Joseph’s tomb was at a well-known location and easily identifiable, any thoughts of Jesus being “lost in the graveyard” would need to be dismissed. Not only was the location well known, but the Romans had assigned guards to watch the tomb 24 hours a day. This was a trained guard unit comprised of four to 16 soldiers.

 Josh McDowell notes, “The Roman Guard unit was committed to discipline and they feared failure in any way.” It would have been impossible for anyone to have slipped by the guards unnoticed and then move the stone. Yet the stone was rolled away, making it possible for eyewitnesses to enter the tomb. And when they did, the body of Jesus was missing.

If Jesus’ body was anywhere to be found, his enemies would have quickly exposed the resurrection as a fraud. Tom Anderson, former president of the California Trial Lawyers Association, summarizes the strength of this argument:

“With an event so well publicized, don’t you think that it’s reasonable that one historian, one eye witness, one antagonist would record for all time that he had seen Christ’s body? … The silence of history is deafening when it comes to the testimony against the resurrection.”

So, with no body of evidence, and with a known tomb clearly empty, Morison accepted that Jesus’ body had somehow disappeared from the tomb.

2. Thân xác Chúa Giêsu có bị đánh cắp không?

Morison tự hỏi liệu các môn đệ có dựng nên chuyện sống lại bằng cách đánh cắp xác của CGS, rồi rêu rao là Ngài còn sống. Điều đó xem ra hợp lý nếu ngôi mộ nằm trong một khu vực tối mà không ai thấy được họ. Tuy nhiên, ngôi mộ là sở hữu của một thành viên có tiếng của tòa công nghị Do Thái, Giuse người Arimathea. Vì mộ của Giuse nằm ở một chỗ ai cũng biết và dễ nhận ra, bất cứ ý nghĩ nào về việc Chúa Giêsu bị "mất tung tích giữa nghĩa địa" phải bị loại trừ. Không chỉ nơi ấy ai cũng biết, mà những người Rôma còn cắt lính canh ngôi mộ 24 trên 24. Đó là một đội lính canh được huấn luyện kỹ càng gồm từ 4 đến 16 người.

Josh McDowell ghi chú: "Đội canh gác Rôma có kỷ luật cao và dầu sao cũng sợ không tròn bổn phận." Thật không thể xảy ra việc có người nào đó lẻn qua mà các lính canh không phát giác rồi đến xê dịch tảng đá đi. Thật thế, tảng đá đã được lăn đi xa, những người làm chứng đều có thể vào mộ. Và khi vào, họ thấy xác Chúa Giêsu đã không còn ở đó.

Nếu xác Chúa Giêsu tìm lại được ở đâu đó thì kẻ thù của Ngài đã nhanh chóng khui ra rằng sự sống lại là một trò lừa đảo. Tom Anderson, cựu chủ tịch của Hiệp hội Luật sư Tòa Án TB California, đã tóm tắt mức độ cao của lập luận này như sau:

 

"Với một biến cố mà ai cũng biết, thì bạn có phủ nhận rằng thật hợp lý khi một sử gia, một nhân chứng tận mắt, một kẻ địch sẽ ghi lại cho đời sau rằng mình đã thấy xác của Đức Kitô? ... Sự im lặng của lịch sử thật là một thái độ gây tiếng vang lớn để đánh tan suy luận chống lại sự phục sinh."

Do đó, vì không có chứng cớ và với một ngôi mộ nổi tiếng trống trơn, Morison chấp nhận rằng thân xác của CGS, một cách nào đó, đã biến mất khỏi ngôi mộ.

3. Were the Disciples Hallucinating?

Morison wondered if the disciples might have been so emotionally distraught that they hallucinated and imagined Jesus’ resurrection. Psychologist Gary Collins, former president of the American Association of Christian Counselors, explains that,

“Hallucinations are individual occurrences. By their very nature, only one person can see a given hallucination at a time. They certainly aren’t something which can be seen by a group of people.” Hallucination is not even a remote possibility, according to psychologist Thomas J. Thorburn.

“It is absolutely inconceivable that … five hundred persons, of average soundness of mind … should experience all kinds of sensuous impressions – visual, auditory, tactual – and that all these … experiences should rest entirely upon … hallucination.”

 

The hallucination theory, then, appears to be another dead end. What else could explain away the resurrection?

3. Các môn đệ có bị ảo giác không?

Morison tự hỏi không biết các môn đệ có bị quẫn trí đến độ bị ảo giác và tưởng tượng rằng Chúa Giêsu đã sống lại. Tâm lý gia Gary Collins, cựu chủ tịch của Hiệp hội các Tư vấn Kitô giáo Hoa Kỳ, giải thích rằng:

 

"Ảo giác là những hiện tượng cá nhân. Do bản tính của chúng, chỉ một người có thể thấy một ảo giác một lúc nhất định nào đó. Ảo giác không phải là một cái gì cho một nhóm người thấy cùng một lần." Ảo giác không phải là một cái gì có thể xảy ra cách xa nhau, theo như lời tâm lý gia Thomas J. Thorburn:

"Tuyệt đối không thể nghĩ ra được rằng ... 500 người, có tâm lý trung bình, ... lại trải nghiệm đủ kiểu ấn tượng giác quan - thị giác, thính giác, xúc giác - và tất cả những cảm giác đó lại hoàn toàn thuộc về ... chuyện ảo giác."

Vì thế, thuyết ảo giác xem ra là một ngõ cụt khác. Như vậy cái gì có thể giải thích ngược với sự sống lại?

4. Is it just a Legend?

Some unconvinced skeptics attribute the resurrection story to a legend that began with one or more persons lying or thinking they saw the resurrected Jesus. Over time, the legend would have grown and been embellished as it was passed on.

But there are three major problems with that theory. Legends simply don’t develop while multiple eyewitnesses are alive to refute them. One historian of ancient Rome and Greece, A. N. Sherwin-White, argued that the resurrection news spread too soon and too quickly for it to have been a legend. Even skeptical scholars admit that Christian hymns and creeds were recited in early churches within two to three years of Jesus’ crucifixion.

 

Legends develop by oral tradition and are not supported with contemporary historical documents. Yet the Gospels were written within three decades of the resurrection. The legend theory doesn’t adequately explain either the empty tomb or the fervent conviction of the apostles that Jesus was alive. Morison’s original assumption that the resurrection account was mythical or legendary didn’t coincide with the facts.

4. Có phải là một truyền thuyết không?

Môt số người thuộc phái hoài nghi vẫn chưa được thuyết phục nên cho là câu chuyện sống lại là một truyền thuyết bắt đầu với một hay vài cá nhân bịa đặt hoặc nghĩ rằng mình đã thấy Chúa Giêsu phục sinh. Theo thời gian, truyền thuyết trên đã được lan rộng ra và thêm mắm thêm muối vào.

Nhưng có ba vấn đề với thuyết này. Đơn giản là các truyền thuyết thì không phát triển rộng rãi trong khi nhiều nhân chứng vẫn còn sống đó để bài bác chúng. Một sử gia về cổ đại Rôma và Hy Lạp, A. N. Sherwin-White, lý luận rằng tin tức về sự sống lại phát tán ra quá sớm và quá nhanh để có thể trở thành một truyền thuyết. Ngay cả những chuyên gia cũng nhìn nhận rằng các thánh ca và tuyên xưng đức tin Kitô giáo đã được xướng lên trong các Giáo hội sơ khai trong vòng hai đến ba năm sau khi Chúa Giêsu bị đóng đinh.

Các truyền thuyết phát triển qua truyền khẩu và không được hổ trợ bởi những tài liệu lịch sử thời đó. Thế nhưng các sách Phúc Âm đã được viết trong vòng ba thập niên sau phục sinh. Thuyết truyền thuyết không giải thích thỏa đáng sự kiện ngôi mộ trống hoặc thái độ xác tín nồng nhiệt của các tông đồ rằng Chúa Giêsu đang sống. Lập trường lúc ban đầu của Morison rằng trình thuật phục sinh là huyền thoại hoặc truyền thuyết đã không trùng khớp với các sự kiện.

5. Did the resurrection really happen?

Having eliminated the main arguments against Jesus’ resurrection due to their inconsistency with the facts, Morison began asking himself, “Did it really happen?”

Instead of looking for evidence against Jesus’ resurrection, he wondered how strong the case was for its actual occurrence. Several facts stood out.

 

- Women First

Each eyewitness account reports that Jesus suddenly appeared bodily to his followers, the women first. Morison wondered why conspirators would make women central to the plot. In the first century, women had virtually no rights, personhood, or status. Morison reasoned that conspirators would have portrayed men, not women, as the first to see Jesus alive. And yet we read that women touched him, spoke with him, and were the first to find the empty tomb.

 

5. Sự sống lại có thật đã xảy ra không?

Sau khi đã loại ra những lý luận chống lại việc Chúa Giêsu sống lại vì mâu thuẫn với các sự kiện, Morison bắt đầu tự hỏi: "Chuyện đó có thật đã xảy ra không?"

Thay vì đi tìm chứng cớ chống lại việc Chúa Giêsu sống lại thì ông lại tự hỏi mức độ chắn chắn của vấn đề này lớn như thế nào để có thể đã xảy ra trong thực tế. Nhiều yếu tố nổi bật đáng xem xét.

- Các phụ nữ được ưu tiên

Trình thuật từ mỗi chứng nhân kể rằng Chúa Giêsu thình lình xuất hiện hữu hình cho các môn đệ, trước tiên là phụ nữ. Morison tự hỏi tại sao những người có âm mưu lại đặt phụ nữ làm trung tâm điểm của âm mưu của họ. Trong thế kỷ thứ nhất, phụ nữ hầu như không có quyền lợi, pháp nhân hay địa vị. Morison lý luận rằng những kẻ âm mưu đó đã có thể vẽ ra khung cảnh những người nam, chứ không phải phụ nữ, là những người đầu tiên thấy Chúa Giêsu còn sống. Thế nhưng chúng ta đã đọc thấy rằng các phụ nữ đã đụng chạm vào Ngài, đã nói chuyện với Ngài và là những người đầu tiên thấy ngôi mộ trống.

- Multiple Eyewitnesses

The disciples claim they saw Jesus on more than ten separate occasions. They say he showed them his hands and feet and told them to touch him. He ate with them and later, on one occasion, appeared alive to more than 500 followers. In Caesarea, Peter told a crowd why he and the other disciples were so convinced Jesus was alive:

“We apostles are witnesses of all he did throughout Israel and in Jerusalem. They put him to death by crucifying him, but God raised him to life three days later … We were those who ate and drank with him after he rose from the dead.”

 

Morison realized that these early sightings of a risen Jesus by so many of his followers would have been virtually impossible to fake.

Các môn đệ kể lại rằng họ đã thấy Chúa Giêsu vào hơn mười dịp khác nhau. Họ nói rằng Ngài đưa bàn tay và chân cho họ xem và bảo họ hãy sờ vào Ngài. Ngài ăn uống với họ và sau đó, trong một dịp nọ, đã hiện ra với hơn 500 người môn đệ. Tại Caesarea, Phêrô nói cùng đám đông tại sao ông và các môn đệ khác tin chắc là Chúa Giêsu còn sống:

" Các tông đồ chúng tôi là nhân chứng cho tất cả những gì Ngài đã làm khắp Israel và tại Giêrusalem. Họ đã xử tử Ngài trên thập giá, nhưng sau ba ngày Thiên Chúa đã cho Ngài sống lại ... Chúng tôi đã cùng ăn cùng uống với Ngài sau khi Ngài sống lại từ cõi chết. "

Morison ngộ ra rằng những lần được thấy Chúa Giêsu đã sống lại ngay sau biến cố (đóng đinh) bởi nhiều môn đệ của Ngài xem ra, với sác xuất rất cao, hầu như là không thể giả tạo được.

Consistent to the End

As Morison continued his investigation, he began to examine the motives of Jesus’ followers. He reasoned that something extraordinary must have happened, because the followers of Jesus ceased mourning, ceased hiding, and began fearlessly proclaiming that they had seen Jesus alive. As if the eyewitness reports were not enough to challenge Morison’s skepticism, he was also baffled by the disciples’ behavior. These eleven former cowards were suddenly willing to suffer humiliation, torture, and death. All but one of Jesus’ disciples were slain as martyrs. If they had taken the body, would they have sacrificed so much for a lie? Something happened that changed everything for these men and women. It was this significant fact that persuaded Morison the resurrection must have really happened.

 

He acknowledged, “Whoever comes to this problem has sooner or later to confront a fact that cannot be explained away … This fact is that … a profound conviction came to the little group of people – a change that attests to the fact that Jesus had risen from the grave.”

 

Professor J. N. D. Anderson and author of “Evidence for the Resurrection” concurs, “Think of the psychological absurdity of picturing a little band of defeated cowards cowering in an upper room one day and a few days later transformed into a company that no persecution could silence – and then attempting to attribute this dramatic change to nothing more convincing than a miserable fabrication … That simply wouldn’t make sense.”

Trước sau như một

Trong khi Morison tiếp tục điều tra, ông bắt đầu xem xét việc làm của các môn đệ Chúa Giêsu. Ông lý luận rằng có một cái gì đó rất khác thường đã xảy ra, bởi vì các môn đệ của Chúa Giêsu đã hết thương tiếc, đã hết trốn tránh và bắt đầu can đảm tuyên bố rằng họ đã thấy Chúa Giêsu còn sống. Nhược bằng những câu truyện của các chứng nhân không đủ để thách đố sự hoài nghi của ông ta, thì ông ấy cũng cảm thấy bối rối bởi cách hành xử của các môn đệ. Mười một người trước kia rất nhát gan bỗng nhiên sẵn sàng chấp nhận sỉ vả, hành hạ và chết. Trừ một người còn tất cả đều chịu tử đạo. Nếu họ đã lấy xác đi, thì liệu họ có hy sinh mạng sống đến mức đó vì một lời nói dối? Có một cái gì đó đã xảy ra và đã thay đổi mọi sự nơi những ngưởi đó, cả nam lẫn nữ. Chính yếu tố quan trọng nầy đã thuyết phục Morison rằng sự phục sinh đã thực sự xảy ra.

Ông nhìn nhận rằng: "Bất cứ ai gặp vấn đề này, không chóng thì chầy, đều phải đối diện với một việc không thể giải thích một sớm một chiều được ... Việc đó là thế này ... một thái độ tin vững sâu xa đã xâm chiếm một nhóm nhỏ - là một sự thay đổi chứng thực cho sự kiện là Chúa Giêsu đã sống lại từ ngôi mộ."

Giáo sư J. N. D. Anderson và tác giả của tập sách "Evidence for the Resurrection" (Bằng chứng của sự Phục sinh) đã tán thành: "Hãy nghĩ đến điều vô nghĩa xét theo tâm lý khi ta hình dung ra một nhóm nhỏ con người nhút nhát, một ngày nọ, đang co rúm người lại trên lầu và sau đó vài ngày lại biến thành một nhóm người mà không một cuộc bách hại nào bịt miệng được - và rồi ta lại cố gắng cho rằng sự thay đổi đầy ấn tượng đó là không gì thuyết phục cho bằng đó là một sự bịa đặt đáng thương hại ... Lập luận đó không có nghĩa lý gì hết."

Why Did It Win?

Finally, Morison was bewildered by the fact that “a tiny insignificant movement was able to prevail over the cunning grip of the Jewish establishment, as well as the might of Rome. He explains, “Within twenty years, the claim of these Galilean peasants had disrupted the Jewish church… In less than fifty years it had begun to threaten the peace of the Roman Empire. When we have said everything that can be said… we stand confronted with the greatest mystery of all. Why did it win?”

 

By all rights, if there were no resurrection, Christianity should have died out at the cross when the disciples fled for their lives. But the apostles went on to establish a growing Christian movement. Whatever one believes about the validity of Jesus’ resurrection, clearly “something happened” after his death that has made a lasting impact on our world.

When world historian H. G. Wells was asked who has left the greatest legacy on history, the non-Christian scholar replied: “By this test Jesus stands first.”

What is that legacy? Let’s look at just some of Jesus’ impact: Time is marked by his birth, B.C.– before Christ; A.D. – in the year of our Lord. More books have been written about Jesus than about any other person. About 100 great universities were established to spread his teaching — including Harvard, Yale, Princeton, Dartmouth, Columbia, and Oxford.

 

Jesus’ teaching that all people are created equal laid the bedrock for human rights and democracy in more than 100 countries. The high value Jesus placed on each person regardless of sex or race led his followers to promote the rights of women as well as abolish slavery. Humanitarian works such as the Red Cross, World Vision, Samaritan’s Purse, Mercy Ships and the Salvation Army were founded by his followers.

 

Tại sao lại thắng thế?

Sau cùng, Morison đã bị hoang mang với sự kiện là "một phong trào nhỏ bé và tầm thường đã có khả năng thắng thế trên sự kìm kẹp khắt khe của thể chế Do thái giáo, cũng như quyền lực của Rôma". Ông giải thích: "Trong vòng 20 năm, lời rao truyền của những dân quê vùng Galiêa nầy đã gây khó khăn cho toàn Do thái giáo ... Chưa đến 50 năm nó đã bắt đầu ảnh hưởng đến an bình của đế quốc Rôma. Khi chúng ta đã nói tất cả những gì có thể nói ... chúng ta trực diện với một mầu nhiệm vĩ đại nhất. Tại sao lại thắng thế?

Tóm lại, nếu không có sự phục sinh, Kitô giáo đã bị yểu mệnh ngay trên thập giá khi các môn đệ chạy trốn để cứu lấy thân. Nhưng mà các tông đồ đã đứng lên thiết lập một phong trào Kitô giáo càng ngày càng lớn mạnh. Bất cứ điều gì mà một người tin vào, liên quan đến tính hợp lệ của sự sống lại, thì rõ ràng là có "một cái gì đó đã xảy ra" sau khi Ngài chết đã tác động lâu dài trên thế giới của chúng ta.

Khi sử gia về thế giới H. G. Wells được hỏi là ai đã để lại di sản vĩ đại nhất trong lịch sử, thì vị học giả không phải là Kitô hữu ấy đã trả lời: "Với câu hỏi trắc nghiệm này thì Chúa Giêsu đứng đầu."

Di sản ấy là gì? Hãy nhìn vào một số tác động của Chúa Giêsu: Thời gian được đánh dấu bằng việc Ngài sinh ra, B. C. - trước Chúa Kitô; A. D. - năm của Chúa. Số lượng sách viết về Chúa Giêsu nhiều hơn bất cứ một nhân vật nào, Khoảng 100 trường đại học nổi tiếng đã được thành lập để loan truyền giáo huấn của Ngài - trong đó có Harvard, Yale, Princeton, Dartmouth, Colombia và Oxford.

Giáo huấn của Chúa Giêsu dạy rằng mọi người đều được dựng nên bình đẳng đã đặt nền tảng cho nhân quyền và dân chủ trong hơn 100 quốc gia. Giá trị cao quý mà Chúa Giêsu đặt để trong mỗi người không phân biệt giới tính đã đưa các môn đệ đến việc xiển dương quyền người phụ nữ cũng như bãi bỏ nạn nô lệ. Những cơ quan nhân đạo như Red Cross (Hồng Thập Tự, Hội Chữ Đỏ), World Vision (Tầm Nhìn Thế Giới), Samaritan's Purse (Quỹ Samaritanô), Mercy Ships (Những Con Tàu Nhân Đạo) và Salvation Army (Đạo Quân Cứu Tế) đã được thành lập bởi những người tin vào Ngài.

A Surprise Conclusion

In the book he finally wrote, Who Moved the Stone, Morison documents the evidence that led him to a belief in the resurrection. Morison is not alone. Numerous other skeptics who examined the evidence for Jesus’ resurrection, also became convinced and accepted it as the most astounding fact in all of human history.

 

Oxford professor and former skeptic C. S. Lewis, who had once doubted Jesus’ very existence, was also persuaded by the evidence for Jesus’ resurrection. He writes, “Something perfectly new in the history of the Universe had happened. Christ had defeated death. The door which had always been locked had for the very first time been forced open.”

Một kết luận bất ngờ

Trong tác phẩm mà cuối cùng ông đã viết ra, Who Moved the Stone (Ai Đã Xê Dịch Tảng Đá), Morison đã ghi lại bằng chứng đã làm cho ông tin vào sự sống lại. Không chỉ có Morison mà thôi. Nhiều người thuộc phái hoài nghi khác đã khảo sát chứng cớ Chúa Giêsu phục sinh cũng đã trở nên mạnh tin và chấp nhận việc đó là sự kiện gây sửng sốt nhất trong lịch sử nhân loại.

C. S. Lewis, Giáo sư Đại học Oxford và trước kia cũng thuộc nhóm hoài nghi, đã từng nghi ngờ về ngay cả việc Chúa Giêsu có hiện hữu hay không, cũng đã bị thuyết phục bởi sự phục sinh của Chúa Giêsu. Ông viết: "Có một điều hoàn toàn mới mẻ xảy ra trong lịch sử vũ trụ. Đức Kitô đã đánh bại thần chết. Cánh cửa bị đóng lâu đời nay lần đầu tiên đã được mở toang ra."

Jesus' Resurrection on Trial

Dr. Simon Greenleaf decided to put Jesus’ resurrection on trial by examining the evidence. Greenleaf helped Harvard Law School gain widespread credibility. He also wrote the three-volume legal masterpiece A Treatise on the Law of Evidence, which has been called the “greatest single authority in the entire literature of legal procedure.” The U.S. judicial system today still relies on rules of evidence established by Greenleaf.

Greenleaf wondered if Jesus’ resurrection would hold up in a court of law. Focusing his brilliant legal mind on the facts of history, Greenleaf began applying his rules of evidence to the case of Jesus’ resurrection. The more Greenleaf investigated the record of history, the more evidence he discovered supporting the claim that Jesus had indeed risen from the tomb. He documents his case for Jesus’ resurrection in his book, Testimony of the Evangelists.

 

So, what was that evidence? Greenleaf observed several dramatic changes that took place shortly after Jesus died, the most baffling being the behavior of the disciples. He argues, “It would have been impossible for the disciples to persist with their conviction that Jesus had risen if they hadn’t actually seen the risen Christ.”

 Applying his own rules of evidence to the facts, he accepted the resurrection as the best explanation for the events that took place immediately following Jesus’ crucifixion. Many other legal experts, including former Chief Justice of England, Lord Darling, agree with Greenleaf’s verdict on the case for Jesus’ resurrection.

Darling writes, “There exists such overwhelming evidence…factual and circumstantial, that no intelligent jury in the world could fail to bring in a verdict that the resurrection story is true.”

 

But the resurrection of Jesus Christ raises the question: What does the fact that Jesus defeated death have to do with my life? The answer to that question is what New Testament Christianity is all about.

(from https://y-jesus.com/wwrj/6-jesus-rise-dead/)

Sự phục sinh của Chúa Giêsu được đem ra tòa án

Tiến sĩ Simon Greenleaf quyết định đưa việc sống lại của Chúa Giêsu ra kiểm tra bằng cách xem xét chứng cớ. Greenleaf đã giúp cho phân khoa Luật của Harvard có được sự tín nhiệm rộng rãi. Ông cũng đã viết một đại tác phẩm về Luật gồm 3 cuốn, A Treatise on the Law of Evidence, đã được gọi là "có uy thế nhất trong toàn bộ văn chương về thủ tục luật pháp." Hệ thống pháp luật Hoa Kỳ hiện nay vẫn còn dựa trên những quy tắc về chứng cớ do Greenleaf thiết lập.

Greenleaf tự hỏi rằng nếu việc sống lại của Chúa Giêsu được đem tra xét trong một phiên tòa thì sao. Tập trung vào trí tuệ lỗi lạc về luật pháp của mình vào những sự kiện lịch sử, Greenleaf bắt đầu áp dụng những quy tắc về chứng cớ của mình vào trường hợp của sự sống lại của CGS. Càng điều tra các bản văn ngày xưa thì ông càng khám phá ra thêm chứng cớ hổ trợ khẳng định Chúa Giêsu đã thật sự sống lại ra khỏi mồ. Ông đã dẫn chứng bằng các tài liệu về việc Chúa Giêsu đã sống lại trong cuốn sách, Testimony of the Evangelists (Chứng tá của các tác giả Phúc âm).

Vậy thì, chứng cớ nào? Greenleaf đã quan sát nhiều thay đổi xảy ra không lâu sau khi Chúa Giêsu chết, mà khó hiểu nhất là cách hành xử của các môn đệ. Ông lý luận: "Thật không thể xảy ra được việc các môn đệ đã luôn khăng khăng với niềm tin chắc chắn rằng Chúa Giêsu đã sống lại nếu họ thật sự không thấy Đấng Kitô phục sinh."

Áp dụng nguyên tắc chứng cớ vào các sự kiện, ông đã chấp nhận sự sống lại như là lối giải nghĩa tốt nhất cho những sự việc xảy ra ngay sau khi Chúa Giêsu chịu đóng đinh. Nhiều chuyên gia luật pháp khác, kể cả Chánh án tối cao của Anh quốc, ngài Darling, cũng đồng ý với lời phán quyết của Greenleaf về vụ án Chúa Giêsu phục sinh.

Ngài Darling viết: "Đã có chứng cớ trổi vượt như thế ... xét về thực tế và cũng như hoàn cảnh, đến nỗi không một bồi thẩm đoàn thông minh nào trong thế giới lại thất bại khi đưa ra một phán quyết rằng biến cố phục sinh là có thật."

Thế nhưng, sự phục sinh của Đức Giêsu Kitô lại đưa ra một câu hỏi: Việc Chúa Giêsu đánh bại thần chết thì có liên hệ gì đối với tôi? Toàn bộ Kitô giáo của Tân Ước chính là câu trả lời cho câu hỏi ấy.

- 16/4/2020 -

~~~~~~~~~~