St. John Bosco to Parents and Teachers
“Tell me, Caterina,” Mama Margaret asked of her friend and neighbor Caterina. “What do you make of my Johnny? What do you think he will be?” Signora Caterina answered with unusual solemnity: “Margaret, mark my word! That boy will have the whole world talking some day.” And so it was!Fr. Paul P. Avallone, SOB - Phyllis M. Hakeem, M.A. - SALESIANA PUBLISHERS 148 Main Street New Rochelle, NY 10801
|
Lời nhắn nhủ của thánh Gioan Bosco gởi đến các bậc Phụ huynh và Thầy Giáo
Mẹ Margaret hỏi bà bạn
hàng xóm là Caterina: “Này chị Caterina, chị cho tôi biết chị thấy thằng nhỏ
Gioan nhà tôi thế nào? Theo chị nó sẽ trở nên cái gì sau này? Với vẻ trịnh trọng
khác thường, bà Caterina đáp: “Này chị Margarita, hãy nhớ lời tôi nói đây! Một
ngày nào đó, cậu bé này sẽ làm cho cả thế giới bàn tán xôn xao.” Và thật sự đã
xảy ra như thế! |
St. John Bosco to Parents and Teachers“Tell me, Caterina,” Mama Margaret asked of her friend and neighbor Caterina. “What do you make of my Johnny? What do you think he will be?” Signora Caterina answered with unusual solemnity: “Margaret, mark my word! That boy will have the whole world talking some day.” And so it was!
Fr. Paul P. Avallone, SOB
- Phyllis M. Hakeem, M.A. - SALESIANA PUBLISHERS 148 Main Street New Rochelle, NY
10801
|
Lời nhắn nhủ của thánh Gioan Bosco gởi
đến các bậc Phụ huynh và Thầy Giáo
|
An Ounce
of Prevention is Worth a Pound of Cure”
An Ounce of Prevention In April 1999, the United States was shocked by the tragic shootings at
Columbine High School in Littleton, Colorado. In the past two years a number of
our country’s schools have become similar scenes of devastating crime. We have
witnessed the use of weapons by not only teenagers but also youth. Our children
have resorted to killing classmates, parents, and teachers! Education
professionals and civil authorities are appalled by these tragic series of
events. Parents mourn the loss and cry out for help. It has become clear that
many young turn to violence out of desperation. What can we do to help solve
this serious problem facing society? |
“Một chút Dự phòng Đáng giá bằng một Cân Chữa trị” Một chút dự phòng Tháng 4 năm 1999, toàn nước Mỹ đã bị choáng váng vì cuộc nổ súng tại trường Trung Học Columbine, thành phố Littleton, Colorado. Trong hai năm qua, một số trường học trong đất nước này đã trở thành cứ điểm cho những tội ác tàn bạo tương tự. Chúng ta đã chứng kiến việc xử dụng vũ khí không chỉ do thanh thiếu niên mà còn do các trẻ em nữa. Các em thiếu nhi trong quốc gia chúng ta đã đi đến mức độ giết bạn học, cha mẹ và thầy giáo của mình! Các nhà giáo dục chuyên môn cũng như chính quyền đã hãi hùng trước hàng loạt biến cố bi thảm này. Phụ huynh than khóc vì mất con và kêu cứu sự giúp đỡ. Rõ ràng là nhiều người trẻ đã chuyển hướng về phía bạo lực do quá thất vọng trong cuộc sống. Chúng ta có thể làm gì để giúp giải quyết vấn đề nghiêm trọng này mà xã hội đang phải đương đầu? |
The present situation does not mean that there are no solutions, but things can and may get worse unless we take action to convert this present crisis into a turning point. It is not an impossible task. All periods of history have recorded problems with the young. However, history also records that the prophets of “gloom and doom” were flanked by prophets of “hope and light.” Good men and women came to the rescue, manifested love, and helped change SOCIETY. Take a moment and recall the goodness of Mother Teresa’s self-sacrificing ministry in Calcutta. | Tình trạng (khó khăn) hiện tại không có nghĩa là không có cách giải quyết, nhưng sẽ trở nên tồi tệ hơn trừ phi chúng ta hành động để biến khủng hoảng hiện tại thành một khúc quặt (rẽ sang hướng khác). Đây không phải là một việc bất khả thi. Tất cả mọi thời kỳ trong lịch sử đều đã có ghi lại những vấn đề đối với giới trẻ. Tuy nhiên, lịch sử cũng đã ghi lại rằng những tiên tri nói về “những ngày ảm đạm và tang tóc” đều luôn có bên cạnh những tiên tri khác nói về “hy vọng và ánh sáng.” Đã có những người tốt lành, nam cũng như nữ, đã ra tay cứu giúp, tỏ lộ tình yêu thương, và giúp thay đổi XÃ HỘI. Hãy hồi tưởng lại nét tốt đẹp của sứ vụ xả kỷ của Mẹ Têrêsa tại Calcutta. |
Closer to home, there was the great work of Dorothy Day with the homeless, and who can for get the work of Father Flanagan and Boys’ Town?
Now the invitation is to focus on one who gave an example that abides for today.
Across the Atlantic more than a century ago there was a young and courageous priest, John Bosco (1815-1888), who lived in the city of Turin in Northern Italy. It too was a difficult period in history. The Italian peninsula was seeking unification and the Industrial Revolution was making its appearance in that country. Soon, the cities became filled with homeless uneducated young people who often lacked even the most basic skills for survival. Juvenile delinquency was rampant and the government was too busy fighting wars against foreign enemies to do much about it. |
Gần gũi với chúng ta hơn là những công tác vĩ đại của Dorothy Day đối với kẻ vô
gia cư và ai có thể quên được việc làm của Cha Flanagan và tổ chức Boys’ Town? Giờ đây, xin mời tập trung chú ý vào một nhân vật đã đem lại một gương sáng vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay. Cách đây hơn một thế kỷ, bên kia bờ Đại Tây Dương, có một linh mục trẻ trung và can đảm, Gioan Bosco (1815-1888), sống ở thành phố Turin, miền Bắc nước Ý. Lúc đó cũng là một thời điểm khó khăn trong lịch sử. Bán đảo nước Ý đang tìm cách thống nhất và cuộc Cách Mạng Kỹ Nghệ bắt đầu xuất hiện tại quốc gia đó. Chẳng mấy chốc, các thành phố dầy đặc người trẻ vô gia cư và không được giáo dục, đa số thiếu cả đến những khả năng căn bản nhất để sống còn. Tình trạng giới trẻ phạm pháp lan tràn và chính phủ thì lại quá bận rộn với chiến tranh chống lại những kẻ thù ngoại bang nên không làm được gì nhiều để đối phó với vấn đề nói trên. |
Alone and without any means, this priest, popularly known as Don Bosco, rolled up his sleeves and began providing these juveniles shelter, work, and schooling. He also opened a small vocational school that provided much needed occupational training. His zeal and courage soon attracted other interested persons who admired his efforts on behalf of the young. Don Bosco launched two religious orders, one for men and another for women, all inspired by the same love for abandoned youth. He developed a method of education, the “Preventive System” which became a beacon that would guide the youth of his day and lead them to a successful life. Today, over forty thousand committed followers, and interested persons, use this method to achieve the stated goal of Don Bosco: “to create good Christians and useful Citizens.” | Đơn thân độc mã và thiếu thốn mọi phương tiện, vị linh mục đó, thường được gọi là Don Bosco, đã xăn tay áo và khởi sự lo nơi ăn chốn ở, việc làm cũng như giáo dục các trẻ nầy. Ngài cũng mở một trường huấn nghệ nhỏ tập cho các em những nghề đang cần nhất. Chẳng mấy chốc, lòng nhiệt thành và can đảm của ngài đã thu hút nhiều người đang quan tâm và đầy lòng kính phục những cố gắng của ngài đang làm cho giới trẻ. Don Bosco sáng lập hai hội dòng, một cho giới nam và một cho giới nữ, thúc đẩy do tình yêu thương giới trẻ bị bỏ rơi. Ngài cũng triển khai một phương pháp giáo dục mang tên “Hệ thống Dự phòng” đã trở nên như kim chỉ nam cho giới trẻ thời đó và đã đưa họ sống cuộc sống thành đạt. Ngày nay, có hơn bốn mươi ngàn môn đệ tận tâm, cũng như những người đầy lòng quan tâm, đã áp dụng phương pháp nầy để thành toàn mục tiêu do chính Don Bosco định liệu trước: “đào tạo nên những Kitô hữu tốt và những Công dân hữu ích.” |
In this twenty-first century, Don Bosco’s followers entered this new millennium with courage, hope, and confidence in today’s youth who will be tomorrow’s leaders. What is so special about St. John Bosco’s educational method that creates so much enthusiasm? This booklet will present an overview of Don Bosco’s plan of action on behalf of youth, not only for teachers in the formal Christian educational system, but also for parents who are the primary educators in guiding their loved ones — entrusted to them by their Creator. “Since parents have given children their life, they are bound by the most serious obligation to educate their offspring and therefore must be recognized as the primary and principal educators. Parents are the ones who must create a family atmosphere animated by love for God and man, in which the well-rounded personal and social education of children is fostered. Hence, the family is the first school of social virtues that every society needs” (Vatican II Declaration on Christian Education, No. 3, Oct. 28, 1965). | Ở thế kỷ 21 nầy, những môn đệ của Don Bosco bước vào thiên niên kỷ mới với lòng can đảm, niềm hy vọng và sự tin tưởng vào giới trẻ ngày nay là những người lãnh đạo tương lai. Phương pháp giáo dục của Dosco có gì đặc biệt đến nỗi đã tạo nên thái độ nhiệt tình như thế? Tập sách nhỏ này sẽ trình bày khái quát về chương trình hành động của Don Bosco nhân danh người trẻ, không chỉ dành cho các giáo viên trong hệ thống giáo dục Kitô giáo, mà con cho các bậc phụ huynh là những nhà giáo dục hàng đầu trong bổn phận hướng dẫn con cái mình – là những người đã được Đấng Tạo Hóa giao cho họ bổn phận chăm sóc. “Vì cha mẹ đã trao ban sự sống cho con cái mình, họ cũng có bổn phận rất ư là nghiêm trọng để giáo dục con cái mình và do đó phải được xem là những người giáo dục hàng đầu và chính yếu. Cha mẹ là những người phải tạo nên một bầu khi gia đình sinh động bởi lòng mến Chúa yêu người, là môi trường thuận lợi để phát triển sự giáo dục con cái một cách toàn vẹn trên bình diện cá nhân cũng như xã hội. Do đó, gia đình là trường dạy khai tâm về các đức tính xã hội cần thiết cho mọi cộng đồng” (CĐ Vatican II, Tuyên ngôn về Giáo Dục Kitô giáo, số 3, 28/10/1965). |
St. John Bosco’s method of education has proven success throughout the world. In
presenting this booklet, it is the purpose of the authors to help both parents
and educators in the difficult art of EDUCATION. The name he gave to his
approach, the Preventive System, is based on the three key principles of REASON,
RELIGION, and LOVING KINDNESS. While not a system in the strict sense of the
word, this strategy was very effective in Don Bosco’s day and proves to be
equally effective today. This tried technique was given to his followers with
the firm conviction that the youth of all times and cultures could be personally
guided and motivated to help create a better world for the next generation. This
method, founded on pastoral charity seeks to create an environment that
underscores Christian family life and values. |
Phương pháp giáo dục của thánh Gioan Bosco đã được nhìn nhận là thành công trên khắp thế giới. Mục đích của các tác giả, khi trình bày tập nhỏ nầy, là giúp đỡ các bậc phụ huynh lẫn người giáo dục trong nghệ thuật GIÁO DỤC đầy khó khăn nầy. Đường lối mà ngài gọi là Hệ thống Dự phòng đặt căn bản trên ba nguyên tắc chính là LẼ PHẢI, TÔN GIÁO và LÒNG THÂN ÁI. Tuy không phải là một hệ thống theo nghĩa đen của nó, nhưng phương pháp nầy đã rất hiệu quả trong lúc sinh thời của Don Bosco và ngày nay vẫn không giảm bớt. Kỹ thuật đáng tin tưởng nầy đã được truyền lại cho môn sinh của ngài với lòng xác tín vững chắc rằng giới trẻ của mọi thời đại và văn hóa đều có thể được trực tiếp hướng dẫn và động viên để góp phần kiến tạo một thế giới tốt đẹp hơn dành cho thế hệ mai sau. Phương pháp này, đặt căn bản trên lòng bác ái mục vụ, nhằm mục đích tạo nên một môi trường đặt nặng đời sống cũng như giá trị của gia đình Kitô giáo. |
I – Three Principles1. Reason — that it is most reasonable to reach “civil, moral, and intellectual” fulfillment as a human person through a life of faith. The first dimension of this methodology focuses on the concept of reason. It not only challenges the educator to embrace fulfillment through a life of faith but it also requires that the educator be reasonable when interacting with the young. It is essential to acquire the ability to know and understand the human dynamics of young people and to be able to communicate and dialogue with them. This reasonable stance calls for an active and constant presence on the part of the educator — a pleasant and unrestrained being together. This genuine considerate presence opens the way for the young to come to perceive the educator as a caring guide, and counselor. Authentic parents and educators do make a difference!
Such an approach or technique is not restricted to the environments of the home or the classroom. Parents can create opportunities to get to know their children not only while playing, reading, praying and worshipping together but also during car rides, vacations, camping, social activities, and volunteer projects. Teachers and youth leaders will not only find occasions to mingle with the young in the hallways, media center, library, and cafeteria but also during academic, social, athletic, cultural, and religious events. Becoming acquainted with the value systems of their charges during these informal meetings, dedicated parents, educators, and youth leaders seize every occasion to influence their direction. These encounters become graced moments for instilling permanent values that are “caught” rather than “taught.” This reasonable style of education brings meaning and purpose to the roles of
parents and educators. Their efforts become more creative and interactive. A
healthier rapport develops and becomes a dynamic and constructive force in
education. John Bosco would say, “Students must not only be loved, they must
know that they are loved.” This he achieved by making himself available, taking
a keen interest in their studies, work, sports, clubs and in all their
activities while noticing a change in behavior patterns or withdrawal symptoms.
Body language does not escape parents and educators who are attentive. We cannot
underestimate the need for spending quantities of quality time with the young.
Many children feel neglected while surrounded with abundance! |
I – Ba Nguyên Tắc1. Lẽ phải — thật là hợp lý khi một người đạt đến sự toàn vẹn trong các phạm vi “dân sự, luân lý và tri thức” trong cuộc sống của mình. Chiều kích đầu tiên của phương pháp học này tập trung vào ý niệm lẽ phải. Điều này không chỉ thách đố người giáo dục phải luôn kiện toàn qua cuộc sống đức tin của mình mà còn đòi hỏi người ấy phải hành động đúng theo lẽ phải khi tương tác với giới trẻ. Điều thiết yếu là có khả năng biết và hiểu những động lực mang tính con người của người trẻ và có thể thông tri cũng như đối thoại với họ. Thái độ hợp lý này đòi hỏi một sự hiện diện tích cực và thường xuyên về phía người giáo dục — có nghĩa là cùng làm việc chung với nhau trong bầu khi vui tươi và không gò bó. Sự hiện diện chân thành và ân cần này mở đường cho người trẻ nhận ra được nơi người dạy dỗ mình một người chỉ đạo và một cố vấn luôn chu đáo quan tâm đến mình. Bậc phụ huynh và người giáo dục chân chính sẽ mang lại một thay đổi hoàn toàn! Phương pháp hoặc kỹ thuật nói trên không bị hạn chế do môi trường gia đình
hay lớp học. Bậc phụ huynh có thể tạo nên những cơ hội để biết rõ về con cái
mình không chỉ lúc chúng chơi đùa, đọc sách, cầu nguyện và xem lễ chung nhưng
còn trong khi đi chung xe, những dịp nghỉ hè, cắm trại, sinh hoạt xã hội và tham
gia các dự án thiện nguyện. Thầy giáo và các người lãnh đạo giới trẻ không chỉ
có cơ hội hòa nhập với họ trong hành lang, phòng truyền thông, thư viện và phòng
ăn nhưng còn trong những hoạt động giáo trình, xã hội, thể thao, văn hóa và tôn
giáo. Phương pháp giáo dục mang tính lẽ phải nầy đem lại ý nghĩa và mục đích cho
vai trò của phụ huynhh và các nhà giáo dục. Những cố gắng của họ mang tính sáng
tạo và tác động lẫn nhau nhiều hơn. Một mối quan hệ lành mạnh được phát triển và
gây tác dụng mạnh mẽ và tích cực trong lãnh vực giáo dục. Chắc là Don Bosco sẽ
phát biểu rằng, “Các học sinh không những cần được yêu thương mà còn cần biết
rằng mình đang được yêu thương.” Điều này ngài đã thực hiện bằng cách sẵn sàng
giúp đỡ bất cứ lúc nào, quan tâm một cách tinh tường đến học tập, công việc, thể
thao, câu lạc bộ và tất cả các sinh hoạt của họ, đồng thời để ý đến những thay
đổi trong cách hành xử hoặc các triệu chứng thu mình, không muốn giao thiệp với
ai. Những biểu hiệu qua thân thể cũng không thể tránh khỏi cặp mắt quan sát của
phụ huynh và người giáo dục. Chúng ta không nên coi nhẹ nhu cầu dành nhiều thời
gian với người trẻ. Nhiều đứa trẻ cảm thấy bị bỏ rơi ngay cả trong khi sống một
cuộc sống đầy đủ! |
2. RELIGION — living according to the TRUTH entrusted to the
Church. The young, through example, will be afforded diverse opportunities to
develop an informed conscience, act responsibly, and embrace their sacramental
liturgical life, in becoming responsible partners in social living. The second element of this educational method is Religion built upon the Gospel of love and the Beatitudes. It is the ground where personal accountability for one’s actions is encouraged and fostered. There is a significant difference between acting in good conscience and acting from an informed conscience. Genuine formation is found in the official guidance of the Church and consistent involvement in a believing faith community. To study and live according to these truths is an invitation to prayer and grace that comes from embracing a sacramental liturgical life and devotion to Mary and the saints as role models for true discipleship. Therefore, in his pastoral and educational approach, Don Bosco insisted that individual responsible involvement was the road to be traveled if one was serious about helping to improve society and build Christian communities. Emphasis on personal accountability in fulfilling one’s duties and obligations was an essential part of John Bosco’s efforts to build character. By constant and kindly insistence on fidelity to one’s routine obligations and acceptance of one’s circumstances, Don Bosco was preparing his youngsters to find their place in society and to become morally productive citizens.
Don Bosco’s genius united all his followers in their aim to foster joy and optimism in what ever situation the youngsters found themselves. He loved to repeat the words of the Bible “Serve the Lord in joy.” In a prayer book for the young he wrote: “I want you to be happy. I should like to teach you how to lead a life that will make you happy and contented.” He spoke of the happiness born out of service to furthering the kingdom of God not the fleeting happiness offered by the world.
|
2. TÔN GIÁO — sống theo SỰ THẬT đã được trao phó cho Giáo Hội. Qua
gương tốt, người trẻ sẽ có nhiều cơ hội khác nhau để phát triển một lương tâm có
hiểu biết, hành xử có trách nhiệm và yêu mến đời sống phụng vụ bí tích, đồng
thời trở nên những cộng sự viên có ý thức bổn phận trong xã hội. Yếu tố thứ hai của phương pháp giáo dục là Tôn giáo được xây dựng trên Phúc âm tình yêu và Tám Mối Phúc Thật. Đó là môi trường vững chắc để khuyến khích và xiển dương ý thức trách nhiệm cá nhân về những việc làm của mình. Có một sự khác biệt lớn giữa hành động theo lương tâm tốt và hành động từ một lương tâm được chỉ bảo. Sự giáo dục lương tâm chân chính là do sự hướng dẫn chính thức của Giáo Hội và việc trung thành dấn thân vào một cộng đoàn đức Tin sống động. Học hỏi và sống theo những chân lý nầy là một lời mời gọi cầu nguyện và ân sủng phát xuất từ việc sống đời sống phụng vụ bí tích và tôn kính Mẹ Maria và các thánh là những mẫu gương của thiên chức môn đệ chân chính của Chúa Giêsu. Do đó, trong môi trường mục vụ cũng như giáo dục, Don Bosco nhấn mạnh rằng sự dấn thân có trách nhiệm của cá nhân là con đường phải có nếu muốn nghiêm túc giúp vào việc thăng tiến xã hội và xây dựng những cộng đoàn Kitô giáo. Nhấn mạnh đến tính cách đáng tin tưởng của một người khi người ấy chu toàn những bổn phận và trách nhiệm của mình là một phần cốt yếu trong những cố gắng của Don Bosco để đào tạo những người đầy nghị lực. Không ngừng nhấn mạnh một cách ân cần về lòng trung tín với những bổn phận thường ngày và chấp nhận những hoàn cảnh sống của mình, Don Bosco đã sửa soạn cho người trẻ tìm được chỗ đứng của mình trong xã hội và trở nên những công dân hữu ích về mặt luân lý. Thiên tài của Don Bosco đã kết hợp các môn đệ trong mục tiêu giúp tạo nên một
bầu khí vui tươi và lạc quan nơi người trẻ trong bất cứ hoàn cảnh sống nào. Ngài
thích lập lại lời trong Kinh Thánh: “Hãy phụng sự Thiên Chúa với niềm vui.”
Trong một sách kinh dành cho giới trẻ, ngài viết: “Cha muốn các con hạnh phúc.
Cha cũng muốn dạy các con cách sống một cuộc sống hạnh phúc và hài lòng.” Ngài
muốn ám chỉ niềm hạnh phúc do sự phục vụ vào việc mở mang Nước Chúa, chứ không
phải loại hạnh phúc phù phiếm do thế gian mang lại. |
3. LOVING KINDNESS — reaching the hearts of youth in demonstrating that one is
genuinely concerned with their welfare. With confidence in the transforming
power of love, one must foster “heart-to-heart” communication and affirm them in
their struggle to grow and mature. The foundational principle that Don Bosco chose for his approach to help the young to mature and to find their place in society was CHARITY which he expressed by the words LOVING KINDNESS. To quote his own words; “The practice of this system is wholly based on the words of St. Paul: ‘Love is patient and kind. It bears all things, hopes all things, endures all things.” This basic virtue was the foundation of all his efforts; it was the mainspring of all his actions on behalf of youth. Scattered throughout the writings of this nineteenth century educator we find expressions such as these: “Education is a matter of the heart, friendly counsels which appeal to the heart of the young and win over the heart, the educator will speak in the language of the heart. I will do all I can if only I will win over the hearts of the young. After winning the heart of a pupil, the educator can exercise great influence over that person. Let us make ourselves loved, and we shall possess their hearts.”
When Don Bosco speaks of the heart he compares it to a fortress to be opened only by authentic Christian loving kindness. “Remember that education is a matter of the heart. Let us use all means to become master of that fortress which locks itself off from all severity and harshness. Let us make ourselves loved and we shall see hearts open to us with surprising ease.” To describe the role that this loving kindness plays in winning the heart, Don Bosco employs the striking analogy used by St. Gregory who compares the heart to an impregnable fortress, never to be conquered except by affection and kindness. The “heart-to-heart” dynamic of loving-kindness should not be viewed as a weakness on the part of an educator, but as a sign of self-control and inner strength. This dimension, closely related to REASON, calls one to a readiness to be reasonable, especially when circumstances are the result of tension and thoughtlessness. Usually a kind word and an open ear will suffice to bring a person back to duty and responsibility. Loving-kindness creates an atmosphere of trust where self-expression is fostered and becomes the norm. Through respectful interpersonal relating, confidence is generated between pupils and educators who in Don Bosco’s words are like dedicated parents that encourage, counsel, affirm, and correct at the right moment in the right way. |
3. LÒNG THÂN ÁI — chạm đến con tim của người trẻ khi chứng tỏ cho
họ biết rằng hạnh phúc của mình được thực sự quan tâm đến. Với lòng tin tưởng
vào sức mạnh biến đổi của tình thương, chúng ta phải tận dụng cách thông tri
“lòng với lòng” và hổ trợ người trẻ trong nỗ lực lớn lên và trưởng thành. Nguyên
tắc căn bản mà Don Bosco chọn để giúp người trẻ trưởng thành và tìm được chỗ
đứng của mình trong xã hội là BÁC ÁI mà ngài diễn tả qua từ ngữ THÂN ÁI. Sau đây
là chính lời của ngài: “Hệ thống này được thực hành dựa trên lời của thánh
Phaolô: ‘Tình yêu thì nhẫn nại và thân ái. Nó bao dung mọi sự, hy vọng mọi sự,
chịu đựng mọi sự.’” Nhân đức căn bản nầy là nến tảng cho những nỗ lực mục vụ của
ngài; nó là động lực chính cho mọi công việc ngài thi hành nhân danh giới trẻ.
Rải rác trong các bài viết của vị tôn sư thế kỷ 19, chúng ta đọc thấy những lời
chia sẻ như: “Giáo dục là công việc của con tim, những lời cố vấn thân tình đánh
động và thu phục con tim người trẻ, người giáo dục nói chính ngôn ngữ của con
tim. Tôi sẽ làm hết mọi sự trong khả năng để thu phục được con tim giới trẻ. Sau
khi chiếm được cảm tình của người học trò, lúc đó thầy giáo có thể gây ảnh hưởng
lớn đến người đó. Hãy làm cho chính chúng ta được họ yêu thương thì chúng ta sẽ
chiếm được con tim của họ.” Không nên xem phương pháp “lòng với lòng” như là một thua thiệt của người giáo dục, mà là một dấu hiệu của khả năng tự kiểm soát và sức mạnh nội tâm. Chiều kích này, có liên hệ mật thiết với phương pháp LẼ PHẢI, kêu gọi ta luôn sẵn sàng hành động hợp lý, nhất là khi các tình huống xảy ra do căng thẳng và thiếu suy nghĩ. Thường thường một lời nói thân ái và đôi tai biết lắng nghe cũng đủ làm cho một người quay về lại với ý thức bổn phận và trách nhiệm của mình. Lòng thân ái tạo nên bầu khí tin tưởng là môi trường tốt để khả năng tự biểu lộ được khuyến khích và trở nên mẫu mực. Qua thái độ tôn trọng tương quan giữa các cá nhân, lòng tin tưởng nẩy sinh ra giữa học trò và thầy giáo là những người, theo lời Don Bosco phát biểu, đóng vai trò giống như các bậc phụ huynh tận tâm, luôn biết khuyến khích, cố vấn, cổ vũ và sửa chữa đúng lúc và đúng cách. |
II. Relevance for TodayJohn Paul II, today’s great defender of youth, has this to say about Don Bosco’s method: “The figure of this saint, the friend of youth, continues to exert a fascinating attraction for young people of the most widely differing cultures under heaven. (Don Bosco) is relevant to the present day; he teaches us to integrate the permanent values of tradition with ‘new solutions’ so as to meet in a creative fashion the newly emerging requests and problems; he continues to be our teacher in the present difficult times, and suggests a ‘new education’ which is at once creative and faitful.” (John Paul II, Juvenum Patris).The following represent some qualitative postures and dimensions that will support the mastery of this method.
|
II. Vẫn còn thích hợp cho thời đại ngày nayĐGH Gioan Phaolô II, luôn tích cực bảo vệ giới trẻ, đã có nhận xét về phương pháp của Don Bosco: “Hình ảnh của vị thánh nầy, người bạn thân thiết của giới trẻ, tiếp tục lôi cuốn một cách kỳ diệu những người trẻ của mọi nền văn hóa đa dạng nhất dưới bầu trời nầy. (Don Bosco) vẫn còn thích hợp với thời đại này; ngài dạy chúng ta kết hợp những giá trị trường tồn của truyền thống với “những giải pháp mới” hầu đáp ứng một cách sáng tạo những yêu sách và vấn đề hiện tại; ngài vẫn là thầy dạy của chúng ta trong những thời điểm khó khăn nhất hiện nay, và đang gợi lên cho chúng ta một ‘kiểu giáo dục mới’ vừa có tính cách sáng tạo lại vừa trung thành với truyền thống cũ.” (Gioan Phaolô II, Juvenum Patris) Những điều sau đây diễn tả một vài cách nhìn và chiều kích có giá trị để giúp
nắm vững phương pháp nầy. |
1. APPROACHABILITY - a welcoming stance. Saint Francis De Sales (after whom the Salesians are named) repeated often: “We catch more flies with a teaspoon of honey than with a barrel of vinegar.” I was happy a short time ago to notice this attractive plaque over the door to a classroom: ENTER HERE WITH A HAPPY HEART. Sure enough, I did and I met a smiling educator welcoming me. We have all experienced how a severe exterior repels and does not attract. The welcoming attitude with the proverbial smile is attractive and reveals a cheerful disposition. It is said that Mother Teresa would not allow a sister to go out on her daily rounds of mercy, if she did not manifest a cheerful and happy countenance with a sincere smile. Someone once said: “The shortest distance between two persons is a smile.”
|
1. DỄ TIẾP CẬN – luôn luôn ở trong tư thế niềm nở. Thánh
Phanxicô đệ Salê (tên của dòng Don Bosco là Salêdiêng đặt theo tên của thánh
nhân) thường lập đi lập lại câu nói: “Với một muỗng mật ong, chúng ta bắt được
nhiều ruồi hơn với một thùng giấm”. Cách đây mấy phút tôi thấy vui vui khi đọc
được tấm bảng nhỏ hấp dẫn gắn trên cửa một lớp học: “HÃY VÀO ĐÂY VỚI MỘT CON TIM
HẠNH PHÚC.” Chắc hẳn như thế vì tôi cũng đã vào đó với một con tim hạnh phúc và
đã gặp được một thầy giáo đón chào tôi. Tất cả chúng ta đều cảm nghiệm rằng thái
độ nghiêm khắc bên ngoài chỉ xua đuổi chứ không lôi kéo. Thái độ niềm nở với nụ
cười cố hữu có sức lôi cuốn và biểu lộ một tâm tình vui tươi. Người ta kể rằng
Mẹ Têrêsa không để cho một sœur nào đi ra ngoài làm công tác bác ái thường nhật
nếu sœur ấy không tỏ vẻ vui tươi và hạnh phúc qua một nụ cười đầy chân thành. Đã
có người phát biểu rằng: “Khoảng cách ngắn nhất giữa hai người là nụ cười.” |
2. LISTENING - more than just hearing, it is empathizing through
attentive presence. It has been said over and over again that a good youth
caretaker listens with the “third ear,” i.e. to hear the unspoken word by
observing body language, tone of voice, or nervous tension. It is reported that
Dr. Karl Menninger, the noted psychiatrist of Topeka, Kansas, asked his resident
students to identify the most important part of the treatment of patients with
mental disorders. Some said that it was the relationship between the therapist
and the patient; others thought it was a list of recommendations; still others
spoke of the necessity of contact with the families after a patient was
discharged and a few suggested that it was the therapeutic prescription of
drugs. However, Menninger did not accept any of these suggestions; for him the
first and foremost task of any healer or therapist was to listen. After decades
of work as a psychiatrist, Menninger believed that the experience of not being
listened to made people unwell, and the experience of being listened to made
them well. Everyone wants to be heard! True educators make it a point to teach
children to “listen” as well as to be “listened” to. These teachable skills
begin with the ability to echo back in simple ways what has been spoken in
words. They continue in gently bringing awareness where a person’s words may not
match their body cues. These efforts when consistently practiced acknowledge
that youth deeply matter. |
2. LẮNG NGHE – hơn là chỉ nghe suông, thái độ lắng nghe nhấn mạnh
đến sự hiện diện một cách lưu tâm. Chúng ta thường nghe nhắc đi nhắc lại rằng một người có phận sự lo lắng cho giới trẻ tốt là người lắng nghe với “lỗ tai thứ ba”, nghĩa là nghe những gì không nói ra được bằng cách quan sát những diễn tả của thân thể, giọng nói, hoặc những biểu lộ căng thẳng về tâm lý. Người ta cũng kể rằng bác sĩ Karl Menninger, nhà tâm bệnh học nổi tiếng tại Topeka, Kansas, đã yêu cầu các sinh viên nội trú tìm ra phần quan trọng nhất trong việc chữa trị các bênh nhân bị rối loạn tâm thần. Có người nói rằng đó là tương quan giữa người chữa bệnh và con bệnh; người khác lại nghĩ rằng đó là bảng liệt kê những lời căn dặn chữa trị; lại có người nhấn mạnh đến sự cần thiết của mối giao tiếp với gia đình sau khi bệnh nhân về nhà và có một số ít đưa ra ý kiến cho rằng đó là những toa thuốc chữa trị. Tuy nhiên, ông Menninger lại không chấp nhận những đề nghị trên; đối với ông công việc quan trọng hàng đầu của một người chữa trị là lắng nghe. Sau hàng chục năm làm việc với tư cách là nhà trị liệu tâm thần, Menninger tin rằng việc không được lắng nghe đã làm cho nhiều bệnh nhân cảm thấy khó chịu, và ngược lại, việc lắng nghe đã làm cho họ thoải mái hơn. Ai cũng muốn mình được lắng nghe! Nhà giáo dục chân chính xem việc dạy các trẻ biết “lắng nghe” cũng như “được lắng nghe” là điều cần thiết. Những kỹ năng dễ tập luyện nầy bắt đầu bằng khả năng lập lại một cách đơn giản những gì đã được nói lên thành lời. Phương pháp nầy dần dần giúp nhận thức được những điều mà những biểu lộ qua thân thể không diễn tả được. Thường xuyên áp dụng những cố gắng nầy là một cách chân nhận rằng người trẻ thật đáng cho chúng ta quan tâm một cách sâu xa. |
3. RAPPORT — similar to trust; it is the foundation for an
expectation that positive enhancing results will follow from an interaction.
Rapport is born out of a relationship between a speaker and a listener over
time. Repeated fruitful interactions build rapport. Soon a readiness and
willingness for dialogue becomes the norm. Even when healthy rapport exists, it
is cautioned not to just give a youth the “you should” quick fix. Parents,
teachers and counselors need to listen to the whole question or situation and
work to help the youth discover how to proceed by using their informed
conscience, consulting doctrine, praying for discernment, making a decision, and
then acting. It is through rapport where the youth may test this process in a
safe non-judgmental environment before actually putting their decision into
practice. An Australian Salesian educator, Rev. Patrick Laws, made a keen
insight regarding this effect of rapport. He wrote: “Anyone called to work with
youth must become a bridge builder over which students pass in the voyage of
discovery of the world. The alternative for them is to have uncharted waters.”
(Walking With the Young, pg 12). |
3. TƯƠNG GIAO — cũng giống như lòng tin tưởng, yếu tố nầy là nền
tảng để hy vọng rằng một quan hệ song phương sẽ mang lại những kết quả tích cực. Tương giao được nẩy sinh từ mối liên hệ dần dần được thiết lập giữa người nói và người nghe. Quan hệ song phương tích cực và thường xuyên sẽ làm triển nở mối tương giao. Không lâu sau đó quan hệ này sẽ tự động đưa đến thái độ sẵn sàng và ước muốn đối thoại. Ngay cả khi mối tương giao mang tính lành mạnh, chúng ta cũng phải cẩn thận không áp đặt trên người trẻ loại mệnh lệnh sửa sai như là “phải làm thế này, thế kia”. Cha mẹ, thầy giáo và cố vấn cần lắng nghe hết toàn bộ vấn đề hoặc hoàn cảnh và từ đó giúp người trẻ tìm ra cách thế hành động qua việc xử dụng lương tâm đã được giáo dục, tra vấn giáo lý, cầu nguyện xin ơn soi sáng, đi đến quyết định và hành động. Chính qua tương giao mà người trẻ có thể thử nghiệm tiến trình này trong một môi trường an toàn, không thiên kiến, trước khi thực hiện cụ thể quyết định của mình. Một nhà giáo dục dòng Salêdiêng người Úc, cha Patrick Laws, nhận xét sâu sắc về hiệu quả nói trên của mối tương giao. Ngài viết: “Bất cứ ai được kêu gọi làm việc với giới trẻ đều phải trở thành một người bắc cầu để cho học sinh của mình bước qua trong hành trình khám phá thế giới. Lựa chọn của họ là những vùng nước đã không được thuê trước.” (Walking With the Young, trang 12). |
4. AVAILABILITY — to be readily and fully present. A director of a youth program in a big city put it this way: “Teenagers would get into less trouble if adults spent more time with them. I don’t believe guns, drugs, or violence is the problem, I believe that kids are being neglected. Our kids are not demonic.” When I heard these remarks I at once thought of Father Flanagan, “There is no such thing as a bad boy.” Availability comes in many forms — from a written message, to kind words, to a welcoming smile, to a quiet and affirming presence. Sometimes the challenge is to put aside an agenda of “busy” and make both quality and quantity time the priority. Research suggests that close relationships emerge when there is frequency of interactions over a period of time where interests whether similar or different are pursued in affirming ways. (Phyllis Hakeem, ‘Relation between sex-role orientation and marital closeneness “EPA, New York, NY April 1991).
|
4. LUÔN LUÔN CÓ MẶT — hiện diện trong tư thế sẵn sàng và toàn diện. Một vị giám đốc chương trình giới trẻ trong một thành phố lớn đã có ý kiến như sau: “Các em vị thành niên sẽ ít gây rắc rối hơn nếu người lớn dành nhiều thì giờ với chúng. Tôi không tin rằng vấn đề không phải là súng ống, ma túy hoặc bạo hành mà là trẻ em bị bỏ rơi. Trẻ em của chúng ta không phải là quỷ quái.” Khi nghe những nhận xét này, lập tức tôi nghĩ đến cha Flanagan, “Không có đứa trẻ nào xấu cả.” Tư thế luôn có mặt mang nhiều hình thức khác nhau – từ một lời nhắn được viết ra, những câu nói thân ái, một nụ cười ân cần cho đến một sự hiện diện im lắng nhưng đầy khuyến khích. Nhiều khi chúng ta bị thách thức phải gạt sang bên cạnh một thời khóa biểu “quá bận rộn” để dùng thời giờ rộng rãi và có lợi ích hơn (với người trẻ) là mối ưu tiên. Các cuộc nghiên cứu đề nghị rằng mối tương quan gần gũi nẩy sinh khi thường xuyên sinh hoạt trong một khoảng thời gian nào đó để cùng nhau theo đuổi một cách tích cực những mối quan tâm giống nhau hay khác nhau. (Phyllis Hakeem, ‘Relation between sex-role orientation and marital closeneness “EPA, New York, NY April 1991). |
5. IDENTITY — to develop a healthy sense of self-worth. In his book Five Cries of Youth, Merton Strommen identifies self-hatred as the first cry. “Feelings of worthlessness often make people turn in on themselves. Then the cry becomes a mixture of worthlessness, self-hatred, and loneliness.” Far too often youth are bombarded with the question, “What do you want to be when you grow up?” While explicitly simple, the question implies a legacy of expectation that often becomes overwhelming, especially in Western cultures. Youth have often linked their self-worth to performance in their future ability to secure wealth, power, and prestige. Rarely are youth asked, “What kind of person do you want to be when you grow up?” This question invites the youth to probe for what brings ultimate meaning and purpose to life. It challenges the youth to examine their primary identity, as Christian, while assuming their roles demanded by their circumstances. Self-worth is being born in the image and likeness of God!
|
5. CĂN TÍNH — để phát triển ý thức lành mạnh về giá trị của chính
mình. Trong cuốn such Five Cries of Youth (Năm Lời Kêu Van Của Người Trẻ),
Merton Strommen đã chỉ ra rằng tự ghét mình là lời kêu van thứ nhất. “Cảm thấy
rằng mình không có giá trị thường làm cho người ta tự thu mình vào bản ngã. Lúc
đó lời kêu van trở thành một mớ pha trộn của mặc cảm tự ti, của tâm trạng tự
ghét mình và của trạng thái cô đơn.” Đã không ít lần người trẻ được hỏi một cách
dồn dập: “Em muốn trở thành gì khi lớn lên?” Thoạt nhìn câu hỏi có vẻ đơn giản
nhưng nó hàm ý một loại kỳ vọng mà nhiều khi trở thành quá sức đối với họ, nhất
là trong các nền văn hóa Tây phương. Người trẻ thường liên kết tâm trạng tự tin
vào những cố gắng tương lai với mục đích có khả năng bảo đảm tiền tài, quyền lực
và uy thế. Ít khi người ta hỏi giới trẻ, “Khi lớn lên em muốn trở thành loại
người nào?” Câu hỏi này kêu mời người trẻ xem xét kỹ lưỡng điều gì sẽ mang lại ý
nghĩa căn bản và mục đích cho cuộc đời. Nó cũng thách thức người trẻ kiểm điểm
lại căn tính chính yếu của mình trong tư cách là Kitô hữu, đồng thời chu toàn
vai trò của mình theo đúng như hoàn cảnh đòi hỏi. Khả năng tự đánh giá tích cực
về mình đã được sinh ra theo đúng hình ảnh và giống như Thiên Chúa! |
6. POTENTIAL — to create opportunities to discover the inherent
gifts and talents afforded the youth. The Preventive System enables the continual discovery of talent and helps to cultivate it. This dynamic was a constant effort on the part of Don Bosco that he revealed to a French newspaper reporter in 1884. The gentleman asked the famous educator for the secret of his great success in the educational field. Don Bosco simply said: “Let the young have full liberty to do the things that are pleasing to them. The secret is to discover their potential, their abilities. Then seek to develop them. Each one does with pleasure only what he knows he can accomplish. I follow this principle. My students work not only energetically but with love.” It is suggested that parents, educators, and all involved in youth care encourage teens to strive to realistically discover their gifts and talents and to develop their individual potential not one imposed by a cultural myth.
|
6. TIỀM NĂNG — để tạo nên những cơ hội khám phá ra những năng
khiếu và năng lực tiềm tàng đã được phú cho người trẻ.
Hệ thống Dự phòng cho phép khám phá một cách liên tục các tài năng và giúp trau giồi chúng. Động lực nầy là một cố gắng không ngừng của Don Bosco khi ngài tiết lộ với một ký giả một tờ báo Pháp năm 1884. Người ấy hỏi nhà giáo dục nổi tiếng về bí quyết thành công to lớn của ngài trong lãnh vực giáo dục. Don Bosco đã trả lời một cách đơn giản: “Hãy để người trẻ có tự do hoàn toàn làm những việc mà chúng thích. Bí quyết hệ tại ở chỗ khám phá ra được tiềm năng và khả năng của chúng. Rồi sau đó tìm cách phát triển chúng. Ai cũng chỉ thích thú làm điều mà mình biết là sẽ thành công. Tôi đã làm theo nguyên tắc nầy. Học sinh của tôi đã làm việc không chỉ với hết nghị lực mà còn với hết tình yêu.” Bậc cha mẹ, người giáo dục và tất cả những ai có trách nhiệm lo cho giới trẻ nên khuyến khích họ cố gắng khám phá một cách thực tế khả năng và tài năng của mình rồi phát triển những tiềm năng của riêng mình chứ không phải của óc tưởng tượng do nền văn hóa tạo ra. |
7. SECURE NURTURING EXPERIENCES — consistently provide diverse
activities that will enhance God, self, and others. Personal interest and constant dedication must go beyond professional obligations if we are to fulfill the basic needs of youth through love, acceptance, recognition and affirmation. Among the cries of youth we also hear the following: “We need things to do, places to visit, people to be with. Give us healthy experiences so that we will stay away from drugs, sex, and violence.” Don Bosco would repeat, “An idle mind is the devil’s workshop.” In addition, the youth need to be afforded activities that move beyond self-centered entertainment. It is the work of youth ministers to identify areas in the believing community where youth may effectively serve others. In partnership with parents, teens will develop healthy self-esteem while being provided various opportunities to volunteer, build community, explore their faith, learn, and share their stories.
|
7. BẢO TỒN NHỮNG KINH NGHIỆM CỦA SỰ GIÁO DỤC — không ngừng cung
cấp những hoạt động đa dạng giúp làm nổi bật ý tưởng về Thiên Chúa, chính mình
và người khác. Lợi ích cá nhân và sự dấn thân liên lỉ phải vượt qua những bó
buộc nghề nghiệp nếu chúng ta muốn đáp ứng đầy đủ những nhu cầu căn bản của
người trẻ bằng tình thương, sự chấp nhận, thái độ thừa nhận và khuyến khích. Một
trong những lời kêu van của người trẻ là: “Chúng tôi cần có việc để thi hành,
nơi chốn để đi thăm, có người để tiếp cận. Hãy chia sẻ với chúng tôi những kinh
nghiệm lành mạnh để chúng tôi lánh xa ma túy, tình dục và bạo lực.” Don Bosco
nhắc đi nhắc lại rằng “Một tâm hồn ở không là ổ làm việc của ma quỷ.” Thêm vào
đó, người trẻ cần được cung cấp những sinh hoạt vượt qua những tiêu khiển ích kỷ.
Bổn phận của người lo cho mục vụ giới trẻ là tìm ra những phạm vi trong giáo xứ
mà người trẻ có thể phục vụ người khác một cách hữu hiệu. Cùng cộng tác với cha
mẹ, những người trẻ sẽ phát triển lòng tự trọng một cách lành mạnh, đồng thời có
cơ hội để phục vụ tình nguyện, xây dựng cộng đồng, tìm hiểu rõ ràng hơn về chính
đức tin của mình, học hỏi và chia sẻ truyện đời mình. |
8. ENVIRONMENT — the surroundings that are perceived by the
senses, the intellect, and the heart. The Friend of Youth, Don Bosco, exemplified the meaning of his Preventive System especially through the environment he created and he urged his followers to maintain not a cold and rigid appearance but a warm and inviting one. Experienced youth leaders and teachers know the value of such an environment. Not enough can be said about this vital factor which fosters education as if by osmosis: values and virtues, ideals and ideas, maxims and good morals. One educator challenged her students by saying, “Remember the room teaches you.” Another recognized the value of the natural environment and regularly invited the youth to learn from a tree, a body of water, a garden, a mountain, and a sunrise! Human beings are moved by signs and symbols and these movements are often imperceptible but none the less real, transforming, and lasting. G. K. Chesterton put it very well: “Every education teaches a philosophy, if not by dogma, then by suggestion, by implication, by atmosphere. Every part of that education has a connection with every other part. If it all does not combine to convey some general view of life, it is not education at all.” (The Common Man).
|
8. MÔI TRƯỜNG — là khung cảnh chung quanh mà mình có thể cảm nhận
được qua giác quan, tri thức và con tim. Là Người Bạn của Giới Trẻ, Don Bosco đã là tấm gương sống động cho ý nghĩa của Hệ Thống Phòng Ngừa đặc biệt qua bầu khí môi trường mà ngài tạo nên và thúc giục các môn sinh luôn giữ một bộ mặt không phải lạnh lùng và cứng nhắc nhưng nhiệt tình và lôi cuốn. Các người lãnh đạo giới trẻ có kinh nghiệm và các thầy giáo đều biết đến giá trị của một môi trường như thế. Không thể kể cho hết vai trò làm tăng thêm hiệu quả giáo dục của yếu tố tối quan trọng này như thể nó đang thấm dần: giá trị và nhân đức, lý tưởng và ý tưởng, cách ngôn và những bài học luân lý tốt. Một nhà giáo dục đã thách đố học trò của mình khi cô nói: “Hãy nhớ rằng chính phòng học cũng là thầy giáo của các em.” Một người khác đã nhìn nhận giá trị của môi trường thiên nhiên và thường xuyên mời gọi các trẻ em học hỏi từ cây cối, dòng nước, mảnh vườn, ngọn núi và cả lúc bình minh! Con người thường xúc cảm trước các dấu hiệu và biểu tượng và những xúc cảm nầy thường khó quan sát nhưng không phải là không có thật, hoặc không có khả năng hoán cải và không kéo dài. G. K. Chesterton đã diễn tả rất trung thực như sau: “Mỗi một nền giáo dục đều dạy một triết lý, nếu không phải bằng những điều phải tin thì cũng là bằng gợi ý, ngụ ý, bằng bầu khí (thuận lợi). Mỗi một phần trong nền giáo dục này đều có liên hệ đến phần kia. Nếu không tổng hợp lại để đưa ra một cái nhìn tổng quát về nhân sinh thì đó không phải là giáo dục nữa.” (The Common Man) |
9. JOY/CHEERFULNESS - beyond happiness that so depends on
circumstances this is profound joy despite circumstances. A basic element in the Salesian Way of education in the growth process of the young consists in a great emphasis on cultivating a sense of happiness and joy in whatever one is doing. This attitude is for both the young and those who counsel them. One of the first students of Don Bosco’s school kept reminding himself and his friends: “Here at the Oratory we make holiness consist of always being joyful and cheerful.” What is being advised here is not delusional bliss. It is hope amidst a backdrop of ambiguity, especially considering the living conditions of the early Oratory (the first foundation): cold in winter, stifling heat in summer, poor diet, and uncomfortable facilities. The catalyst may very well have been the welcoming smile and perennial kindness of Don Bosco and his enthusiastic followers who, like him, repeated constantly the expression in the Psalms: “SERVE THE LORD IN GLADNESS.” The co-foundress of the Salesian Sisters, St. Mary Mazarello (1847- 1881) kept repeating to her followers and students: “Laugh and play and dash about as much as you like, only be careful not to say or do anything that would be displeasing to God.”
|
VUI MỪNG/PHẤN KHỞI — vượt lên trên loại hạnh phúc quá lệ thuộc vào
hoàn cảnh, đây là cảm tính của niềm vui sâu thẳm bất cứ trong hoàn cảnh nào. Một yếu tố căn bản của đường hướng giáo dục Salêdiêng trong tiến trình trưởng thành của người trẻ hệ tại ở việc nhấn mạnh đến sự cần thiết phải tạo nên niềm hạnh phúc và vui mừng trong bất cứ điều gì họ đang làm. Thái độ này áp dụng cho cả người trẻ lẫn người cố vấn. Một trong những học trò đầu tiên trong trường của Don Bosco đã không ngừng tự nhắc mình và bạn bè rằng: “Tại học viện này, chúng ta làm cho việc nên thánh hệ tại ở thái độ luôn luôn vui mừng và phấn khởi.” Những lời khuyên bảo tại đó không phải một loại hạnh phúc ảo tưởng. Đó là niềm hy vọng giữa trạng thái mơ hồ, nhất là nếu ta biết được tình trạng sống trong học viện lúc đó (là ngôi trường đầu tiên): mùa đông lạnh, ăn uống nghèo nàn và điều kiện sống thì rất là bất tiện. Chất xúc tác có lẽ là nụ cười ân cần và tình thân ái cố hữu của Don Bosco và các môn sinh đầy nhiệt thành luôn bắt chước ngài lặp đi lặp lại câu Thánh Vịnh: “HÃY PHUNG SỰ CHÚA VỚI LÒNG VUI TƯƠI.” Đấng đồng sáng lập các Nữ tu Salêdiêng, thánh Maria Mazarello (1947-1881) cũng không ngơi nhắc nhớ các chị em trong dòng và học sinh: “Hãy cười, hãy chơi và vui nhộn hết khả năng của mình, chỉ phải coi chừng là không được nói hoặc làm điều gì mất lòng Chúa.” |
10. PRAYER — initiated in the heart by God, it is the compelling
ways in which one communicates with the divine and grows deeper in relationship. Don Bosco, in concluding his final recommendations to all his followers who might easily be discouraged in the difficult mission of caring and nurturing the young, wrote at the end of his manual: “Remember, however, that all need patience, diligence, and prayer, without which, I believe, all rule is unavailing.” At a time in Western culture where prayer is considered illegal in public education, it would serve well to recall the scene of George Washington, on his knees at Valley Forge as he implored God’s help in the bitter days of the Revolutionary War. Then, one has the example and the words of Abraham Lincoln on his knees praying to God for help during the sad days of the Civil War: “I had no where else to go!” Consider the power of prayer for the Columbine families, for those who faced similar tragedy and most recently for the nation of the United States and the World after the events of September 11, 2001.
The prayer life so much emphasized by Don Bosco focused on the three
following devotions:
May all parents and educators find encouragement and hope in these inspired words of the great defender of youth, Pope John Paul II. In the SUPERDOME of New Orleans (1987), the Holy Father addressed these words at the YOUTH RALLY: “Prayer can truly change your life. For it turns your attention away from yourself and directs your mind and your heart towards the Lord. If we look only at ourselves, with all our limitations and sins, we quickly give way to sadness and discouragement. But if we keep our eyes fixed on the Lord, then our hearts are filled with hope, our minds are washed in the light of truth, and we come to know the Gospel and all its promise of life.” In summary, these postures and dimensions represent relevant elements of a system of education that has been aptly described as one of “Expression” and not “Repression”. These words echoed in New York’s St. Patrick’s Cathedral on February 16, 1930, the occasion of the celebration of Don Bosco’s beatification, which had occurred the year before. The speaker was Rt. Reverend William Turner, Bishop of Buffalo: “Expression is better than repression and it is in these terms that I present the educational system of Don Bosco more up to date than other systems that call themselves modern.” Therefore, more than seventy years later, it is suggested that repression whether explicit or implied stifles the young from reaching their full potential in Christ. Expression fostered through the implementation of the aforementioned postures and dimensions affords a secure foundation for youth to embrace reason, religion, and loving kindness as they embark on their future. In January, 1988, Pope John Paul II sent a special letter (JUVENUM PATRIS - FATHER OF YOUTH) to all the members of the Salesian Family celebrating the centennial of the death of Don Bosco. The Holy Father urged them all to deepen their study of his Preventive System on the Education of Youth and make known its content and practice in today’s world! |
10. CẦU NGUYỆN — được Chúa khai tâm vào lòng, đó là những phương
thế cần thiết để tiếp xúc với sự sống thần linh và đào sâu mối tương giao đó. Khi kết thúc những lời khuyên nhủ cho tất cả các môn sinh là những người có thể dễ dàng bị thoái chí trong sứ mạng khó khăn là bảo bọc và chăm sóc người trẻ, Don Bosco đã viết ở những trang cuối cùng trong cuốn thủ bản của mình: “Tuy vậy, các con hãy nhớ rằng tất cả đều cần phải kiên nhẫn, chuyên cần và cầu nguyện, mà nếu không có những đức tính đó thì cha nghĩ là mọi luật lệ đều vô hiệu quả.” Có một thời trong văn hóa phương Tây cầu nguyện bị xem là trái luật trong các trường công lập, thì chúng ta nên nhớ lại cảnh George Washington đã quỳ gối tại Valley Forge khi ông cầu xin Thiên Chúa giúp đỡ suốt những ngày ác liệt trong cuộc chiến tranh dành độc lập (Revolutionary War). Rồi cũng nên nhớ đến gương sáng và lời của Abraham Lincoln khi ông quỳ xuống cầu xin Thiên Chúa giúp đỡ trong những ngày buồn thảm của cuộc nội chiến: “Tôi đã không còn chỗ nào khác để cầu cứu!” Hãy lưu ý đến năng lực của sự cầu nguyện cho các gia đình trong thành phố Columbine, cho những ai đã phải đối diện với thảm cảnh tương tự, và gần đây nhất, cho quốc gia Hoa Kỳ và toàn thế giới sau biến cố ngày 11 tháng 9 năm 2001. Đời sống cầu nguyện mà Don Bosco nhấn mạnh đến tập trung vào ba hình thức sùng kính sau: Xưng Tội và Rước Lễ; tôn kính Đức Bà Phù Hộ Các Giáo Hữu; hằng mến yêu và thần phục Đức Thánh Cha là Đấng Đại diện Chúa Kitô trên trần gian và đồng lòng vâng theo giáo huấn của Giáo Hội. “Như thức ăn nuôi dưỡng và bảo tồn thân xác thế nào thì cầu nguyện nuôi dưỡng và bổ sức linh hồn như vậy.” (Don Bosco). Ước gì mọi bậc cha mẹ và nhà giáo dục tìm thấy được nguồn khích lệ và hy vọng qua những lời đầy cảm hứng sau đây của người luôn bênh vực mạnh mẽ giới trẻ là Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Tại SUPERDOME của thành phố New Orleans (1987), Đức Thánh Cha đã nói với đám đông giới trẻ: “Lời cầu nguyện thật sự có thể thay đổi đời sống. Bởi vì cầu nguyện làm cho lòng trí chúng con không quy hướng về chính mình nhưng về Thiên Chúa. Nếu chúng ta chỉ nhìn vào chính mình với tất cả giới hạn và tội lỗi, chúng ta sẽ nhanh chóng để cho sự buồn phiền và thất vọng xâm chiếm. Nhưng nếu chúng ta luôn để mắt nhìn lên Chúa thì con tim chúng ta sẽ tràn đầy hy vọng, tâm trí chúng ta sẽ được gột rửa trong ánh sáng của chân lý, và chúng ta sẽ thấu hiểu được Phúc Âm và lời hứa ban sự sống của Tin Mừng.” Tóm lại, những lập trường và chiều kích này tiêu biểu cho những yếu tố luôn thích hợp của một hệ thống giáo dục thật sự được xem là hệ thống “Diễn cảm” chứ không phải “Trấn áp”. Những lời này thật sự là lập lại những lời đã được phát biểu tại nhà thờ Chánh tòa Saint Patrick thành phố New York vào ngày 16 tháng 2 năm 1930, nhân dịp lễ phong Á thánh Don Bosco một năm trước đó. Diễn giả là Đức Cha William Turner, Giám Mục Buffalo: “Diễn cảm thì tốt hơn trấn áp và với cách so sánh này tôi xin được trình bày hệ thống giáo dục của Don Bosco luôn luôn hợp thời hơn những hệ thống tự coi mình tân tiến.” Vì thế, hơn bảy mươi năm sau, chúng ta phải thừa nhận là sự trấn áp, lộ liễu hoặc kín đáo, kiềm chế người trẻ không cho họ đạt đến tiềm năng của họ trong Đức Kitô một cách đầy đủ. Hệ thống diễn cảm là môi trường thuận lợi qua việc áp dụng những lập trường và chiều kích nói trên với mục đích giúp cho người trẻ có một nền tảng vững chắc để luôn bước đi trong lý trí, tôn giáo và tấm lòng nhân ái trên con đường sửa soạn cho tương lai của mình. Tháng 1 năm 1988, ĐGH Gioan Phaolô II gởi một lá thư đặc biệt (JUVENUM
PATRIS – NGƯỜI CHA CỦA GIỚI TRẺ) cho tất cả các thành viên của Gia đình
Salêdiêng nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày qua đời của Don Bosco. Đức Thánh Cha
thúc giục họ đào sâu việc học hỏi Hệ Thống Dự Phòng trong nhiệm vụ giáo dục giới
trẻ và phổ biến nội dung cũng như cách áp dụng hệ thống đó trên toàn thế giới! |
ConclusionIn conclusion, the vocations to be a parent, educator, or youth minister are also an invitation to be a bridge that will help the young travel safely and courageously through the turmoil of adolescence and young adulthood. It is the hope of these authors that this booklet has become a blueprint in constructing sound bridges. Bridges that have girders that securely offer guidance and support over the rough waters of life’s rivers. These rivers often promote currents of popular opinion as truth, relative answers to moral issues rather than Christian moral doctrine, and idolatry in the form of inordinate wealth, power and prestige rather than the vision of Christ: peace, justice, and mercy. Through the Preventive System, Don Bosco affords the materials needed to build a Bridge that abides through Reason, Religion, and Loving Kindness. St. Luke offers a motto for all who endeavor to be such a Bridge: “It were better for him that a millstone were hanged about his neck and be cast into the sea rather that he should offend one of these little ones.” (Luke, 17:2). |
Kết luậnTóm lại, ơn gọi làm cha mẹ, người giáo dục hoặc mục vụ giới trẻ đều là lời mời gọi trở thành chiếc cầu giúp người trẻ bước đi một cách an toàn và mạnh dạn xuyên qua những biến động của tuổi dậy thì và vị thành niên. Tác giả hy vọng rằng tập sách này trở thành một bản mẫu cho công tác xây dựng những chiếc cầu vững vàng. Đó là những chiếc cầu có trụ cột hướng dẫn và hổ trợ an toàn vượt qua sóng nước dữ dội của con sông cuộc đời. Những con sông này thường xuyên đề xướng những làn sóng công luận coi như là chân lý những câu giải đáp mang tính cách tương đối cho những vấn đề luân lý thay vì giáo lý luân lý Kitô giáo, và làn sóng tôn thờ ngẫu tượng ẩn tàng dưới của cải, quyền lực và uy thế phóng khoáng thay vì niềm kỳ vọng của Đức Kitô là bình an, công bằng và từ bi. Qua Hệ Thống Dự Phòng, Don Bosco cung cấp nguyên liệu cần thiết để xây một chiếc cầu tồn tại nhờ vào Lý trí, Tôn giáo và lòng Nhân ái. Thánh Luca đã đưa ra một câu châm ngôn cho những ai đang cố gắng trở thành một chiếc cầu như thế: “Thà cột đá vào cổ rồi thả xuống biển còn hơn là để cho nó xúc phạm đến một trong những trẻ nhỏ nầy.” (Luca 17:2) |
Don Bosco’s Vision of the Church (1862) In the opening paragraph of our little booklet we spoke of the appalling conditions of society and the havoc being wrought among our youth. At the same time we mentioned that sounds of hope were being heard by many when we spoke of the efforts made especially by educators, past and present, to stem the tide of evil and rally the forces of good. Among these we salute the followers of St. John Bosco. It seems appropriate at this point to recall that in 1862 he was blessed with a vision describing the struggles of the Church in his time. Similar to the Holy Father (Blessed Pius IX) who steadily guided the Bark of Peter in his day, so too in our day, John Paul II continues to navigate the Bark through murky and turbulent waters and moor it safely in port!
The original and complete narrative is found in Volume 7, pp. 107-109, of the Biographical Memoirs of St. John Bosco. This dream/vision took place on the night of May 26, 1862. He narrated this experience on the evening of May 30, during the “Good Night” talk, a short motivational reflection on a moral principle of behavior or on an important historical or civic event of the day. This traditional practice still exists in all Salesian Centers. The original boarding school setup made it convenient to speak to the students just before bedtime. In today’s school schedules this short pep talk takes place in the morning right after prayer and before the announcements for the day. Don Bosco insisted that this short talk was the key to good Christian living, character building, and interpersonal relationships. |
Nhãn quan của Don Bosco về Giáo Hội (1862) Trong đoạn mở đầu của tập sách nầy chúng tôi đề cập đến những điều kiện kinh khủng của xã hội và sự băng hoại đang hoành hành nơi giới trẻ của chúng ta. Đồng thời chúng tôi cũng có nói đến những tiếng nói đầy hy vọng đang được nhiều người lắng nghe khi chúng tôi kể ra những cố gắng đặc biệt của các nhà giáo dục, quá khứ cũng như hiện tại, hầu ngăn chận làn sóng sự dữ và tập hợp lại sức mạnh của sự thiện. Trong những vị đó, chúng tôi tuyên dương các môn sinh của Don Bosco. Đây là thời điểm thuận tiện nhắc nhớ chúng ta rằng năm 1862 ngài được diễm phúc thị kiến những chiến đấu của Giáo Hội trong thời ngài đang sống. Cũng giống như Đức Thánh Cha (Chân phước Piô IX) đang vững vàng cầm lái con thuyền thánh Phêrô thời đó thì thời nay Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II cũng tiếp nối sứ mạng lèo lái con thuyền đó qua những vùng nước tăm tối và sóng dữ để đưa về bến bình an! Toàn bộ nguyên bản câu chuyện được in trong tập 7, trang 107-109 trong cuốn
Hồi Ký của thánh Gioan Bosco. Giấc mơ / thị kiến nầy xảy ra đêm 26 tháng 5 năm
1862. Ngài kể lại kinh nghiệm nầy trong “Buổi Linh Hướng Ban Tối”, một hình thức
suy tư ngắn mang tính cách khuyến dụ về nguyên tắc sống luân lý hoặc về một biến
cố lịch sử hay dân sự xảy ra trong ngày. Thói quen cổ truyền này vẫn còn duy trì
trong các Trung Tâm Salêdiêng. Cách tổ chức trường nội trú lúc ban đầu đã tạo
điều kiện thuận lợi cho việc nói chuyện với các học sinh ngay trước giờ ngủ.
Trong các thời khóa biểu của trường học ngày nay hình thức nói chuyện khuyến dụ
này được tổ chức vào ban sáng ngay sau khi đọc kinh và trước những thông báo
trong ngày. Don Bosco nhấn mạnh rằng hình thức nói chuyện ngắn này là chìa khóa
để sống tốt cuộc sống Kitô hữu, bồi đắp cá tính và tương quan với nhau. |
. | |
Dreams. Visions ... Prophecies St. John Bosco was blessed by God with an abundance of these gifts of the Spirit for the “Building of the Body of Christ.” In an 1862 vision, the Lord showed him the dangers threatening the Church of his and our day. In it the Bark of Peter was surrounded by a faithful flotilla while locked in mortal combat with superior navies which repeatedly brought it to the edge of annihilation. At one most crucial moment, the Supreme Pontiff fell mortally wounded on the deck of this flagship, as the enemy, sensing victory, closed in for the kill. Suddenly two marble columns surged from the depths of the stormy ocean, one surmounted by a monstrance holding the Blessed Sacrament — “Salvation of Believers” — and the other by a statue of Mary Immaculate — “Help of Christians.” |
Giấc mơ. Thị kiến … Tiên tri Thánh Gioan Bosco đã được Chúa ban cho nhiều ơn Chúa Thánh Thần để “Xây dựng Thân Thể Đức Kitô”. Trong một thị kiến năm 1862, Chúa cho ngài thấy những nguy hiểm đang đe dọa Giáo Hội thời đó cũng như ngày nay. Con thuyền thánh Phêrô được vây quanh bởi nhiều thuyền của các tín hữu và cùng chiến đấu với những chiếc tàu lớn hơn đang gắng sức không ngừng hủy diệt con thuyền Giáo Hội. Vào lúc gay cấn nhất, Đức Giáo Hoàng bị một vết thương trí mạng và ngã xuống trên sàn tàu chỉ huy, trong khi kẻ địch, thấy đã chiến thắng, xáp gần vào để tận sát. Thình lình hai cột trụ cẩm thạch nổi lên từ đáy đại dương đang nổi sóng, một cột nâng mặt nhật đựng Mình Thánh Chúa, — “Ơn Cứu Độ Cho Các Kẻ Tin” — và trên trụ cột kia là tượng Mẹ Maria Vô Nhiễm – “Đấng Phù Hộ Các Giáo Hữu”. |
The sight of these strange columns and of a newly elected Pope aboard, caused the enemy to waver and then unleash a last blistering attack to prevent the Pontiff from casting anchor in the calm waters around the pillars. Their scheme failed as a fury of wind and waves turned their attack into a rout and caused the enemy to scuttle their own ship in total confusion. | Hình ảnh hai cột trụ lạ lùng và Đức Giáo Hoàng vừa mới được bầu lên đã làm núng thế quân địch và chúng đã khởi động một cuộc tấn công khác để ngăn cản Đức Thánh Cha không thả neo được xuống chỗ nước phẳng lặng chung quanh hai cột trụ. Âm mưu của chúng bị thất bại khi một trận cuồng phong và bão dữ biến cuộc tấn công của chúng thành một cuộc tháo chạy tán loạn và gây cho tàu bè của chúng bị chìm đắm giữa cơn hỗn độn. |
As for the Pope and his faithful defenders, “suddenly the winds fell off and
everything grew calm” (Mark 4,9) and a gentle breeze from the two columns healed
all wounds and battle scars, and their victory was complete. When the Church was/is battered by enemies from within and without, Don Bosco was always sure that salvation can only come from three sources: JESUS IN THE EUCHARIST; MARY HELP OF CHRISTIANS and THE POPE, Christ’s Vicar on earth. (The above narrative is taken from the files of the Marian Shrine, in Stony Point, New York, as the Salesians were preparing for the centennial of the death of St .John Bosco [1888-1988].) |
Về phần Đức Thánh Cha và những tín hữu bảo vệ, “đột nhiên gió ngưng thổi và mọi
sự trở nên yên tĩnh” (Marcô 4,9) và một cơn gió nhẹ từ hai cột trụ chữa lành hết
mọi vết thương và đau thương của cuộc chiến và chiến thắng đã hoàn toàn thuộc về
họ. Khi Giáo Hội đã và đang bị quân thù tấn công từ bên trong lẫn bên ngoài, Don Bosco luôn xác tín rằng ơn cứu độ chỉ có thể đến từ ba nguồn: CHÚA GIÊSU TRONG THÁNH THỂ; MẸ MARIA ĐẤNG PHÙ HỘ CÁC GIÁO HỮU và ĐỨC GIÁO HOÀNG, Đại diện Đức Kitô trên thế gian. (Chuyện kể trên được trích ra từ các hồ sơ của Trung tâm Đức Maria, tại Stony Point, New York, khi các thành viên Salêdiêng sửa soạn kỷ niệm bách chu niên ngày qua đời của thánh Gioan Bosco [1888-1988]). |
About the Authors Phyllis Hakeem the mother of four children, lives with her husband Dennis in Kentwood, Michigan, and is a Salesian Cooperator. She serves the diocese of Grand Rapids as a facilitator for Catechist Formation and “CALLED TO SERVE,” an innovative lay ministry development program In her own Blessed Sacrament Parish she is the director of Adult Faith Formation and Spirituality. Phyllis is continuing her pastoral activity begun in the Archdiocese of New York before moving to Michigan. She received her Masters of Arts in religious studies from St. Joseph’s Seminary Institute of Religious Studies, Dunwoodie, NY. Rev. Paul P. Avallone, S.D.B., a Salesian of St. John Bosco, has spent more than fifty years in the field of education. Author of several books, he has aimed to foster a deeper knowledge of the educational method of St. John Bosco — the Father and Teacher of Youth. The Preventive System practiced and advanced by the Founder in his own lifetime is now used in more than one hundred countries. The aim of this educational philosophy is to produce GOOD CHRISTIANS AND PRODUCTIVE CITIZENS. |
Vài hàng về các Tác giả Phyllis Hakeem, mẹ của bốn người con, sống cùng chồng là Dennis tại Kentwood, Michigan, là một Cộng tác viên Salêdiêng. Chị phục vụ giáo phận Grand Rapids trong vai trò điều hợp viên Huấn luyện Giáo Lý và chương trình ‘ĐƯỢC GỌI ĐỂ PHỤC VỤ” – một chương trình tân lập nhằm phát triển mục vụ cho người giáo dân. Tại giáo xứ Blessed Sacrament, chị là giám đốc chương trình Huấn luyện đức Tin cho người trưởng thành. Phyllis hiện đang hoạt động mục vụ mà chị đã bắt đầu khi còn làm việc tại tổng giáo phận New York trước khi chuyển đến Michigan. Chị lấy bằng Cử nhân tôn giáo tại phân khoa Tôn giáo học của Đại chủng viện thánh Giuse, Dunwoodie, NY. Cha Paul P. Avallone, SDB, một linh mục Salêdiêng của thánh Don Bosco,
đã làm việc trong lãnh vực giáo dục hơn 50 năm qua. Ngài đã viết nhiều sách với
mục đích tìm hiểu sâu xa hơn phương pháp giáo dục của thánh Don Bosco – người
Cha và Tôn Sư của giới trẻ. Hệ thống Dự phòng được đấng sáng lập áp dụng và cải
thiện khi sinh tiền thì bây giờ được ứng dụng trong hơn một trăm quốc gia. Mục
tiêu của triết lý giáo dục này là đào tạo NHỮNG KITÔ HỮU TỐT VÀ CÔNG DÂN HỮU
ÍCH. |
A Brief Sketch of Saint John BoscoJohn Bosco was born on August 16, 1815, in the small town of Becchi, just outside of Turin, Italy. When John was two years of age his father died and he was raised by his mother Margaret. With loving care and prudent firmness she prepared her son to become the best he could be. The future proved her Christian faith and maternal guidance to be genuinely successful.
In spite of dire circumstances, through effort and sacrifice he succeeded in obtaining an education that eventually helped him realize his life’s goal — to become a priest. After his ordination on June 5, 1841, he began his life’s work in the growing city of Turin. Countless numbers of young people came to this city in search of work. The pitiful situation of these youngsters moved John to improve the lot of these abandoned and poor young people. He dedicated his life to them and began to form Oratories — youth centers to foster healthy outlets in addition to social, intellectual and above all spiritual growth. His genius moved him to establish boarding schools to which he added shops to teach trades. The success of his endeavors and his educational methods began to draw many to him. In 1859 he decided to found a religious society of men. Later, in 1872, together with St. Mary Mazzarello he founded a religious group of women, the Daughters of Mary Help of Christians, to do for girls what he was doing for boys. Today more than forty thousand members belong to these two groups which have large numbers of lay collaborators, called Salesian Cooperators. In 1875 he initiated a missionary movement that carried his educational and pastoral method to missionary lands. The Salesians are presently in over 120 countries, and they carry with them this Saint’s educational philosophy which he called the Preventive System. Based on Reason, Religion, and Kindness. This approach seeks to make future men and women “good Christians and useful citizens.” John Bosco, the Friend of Youth, died on January 31, 1888, and was declared a Saint April 1, 1934. |
Vài nét chấm phá về thánh Gioan Bosco Gioan Bosco sinh ngày 16 tháng 8 năm 1815 tại một làng nhỏ tên là Becchi, ngoại ô thành Turin, nước Ý. Khi Gioan được hai tuổi thì mồ côi cha và cậu được mẹ là Margarita nuôi dưỡng. Với sự ân cần chăm sóc và bản tính cứng rắn khôn ngoan, bà đã sửa soạn để cho con trai của mình trở thành người tốt nhất theo khả năng mình. Tương lai sau nầy đã chứng minh cho lòng tin Kitô giáo và tài hướng dẫn từ mẫu của bà là thật sự đã thành công. Trong hoàn cảnh khắc nghiệt, với cố gắng và hy sinh, cậu đã thu thập được một nền giáo dục giúp cậu nhận thức được mục đích cuộc đời mình là trở thành một linh mục. Sau khi chịu chức ngày 5 tháng 6 năm 1841, cha đã bắt đầu công việc mục vụ ngay trong thành phố Turin đang phát triển. Vô số người trẻ đến tìm việc tại đây. Hoàn cảnh đáng thương của họ đã thúc đẩy cha Gioan đi tìm một chỗ ở cho đám người trẻ bị bỏ rơi và nghèo khổ này. Ngài đã cống hiến đời mình cho họ và bắt đầu lập nên những học viện – là những trung tâm cung cấp chỗ ở lành mạnh và thêm vào đó là nơi giúp trưởng thành về mặt xã hội, tri thức và trên hết là đời sống thiêng liêng. Thiên tài của ngài còn dẫn ngài đi xa hơn bằng cách lập nên những trường nội trú mà nơi đó ngài lập thêm những xưởng thợ để dạy nghề cho họ. Thành công của những nỗ lực và phương pháp giáo dục của cha bắt đầu thu hút nhiều người đến với cha. Năm 1859 ngài quyết định lập một dòng nam. Sau đó vào năm 1872, cùng với thánh Maria Mazzarello ngài lập thêm dòng nữ, Dòng Con Đức Bà Phù Hộ Các Giáo Hữu, để lo cho giới nữ như ngài đã lo cho giới nam. Ngày nay có hơn bốn mươi ngàn thành viên thuộc về hai dòng nầy cùng với số đông cộng tác viên giáo dân, được gọi là Cộng tác viên Salêdiêng. Năm 1875 ngài phát động một phong trào truyền giáo để đem phương pháp giáo
dục và mục vụ của ngài đến cho các xứ truyền giáo. Các thành viên Salêdiêng hiện
có mặt trên 120 quốc gia, và họ đã mang đi theo họ triết lý giáo dục mà thánh
sáng lập gọi là Hệ thống Dự phòng. Đặt căn bản trên Lẽ phải, Tôn giáo và lòng
Thân ái, phương pháp này đã tìm cách làm cho các em trở thành trong tương lai
“những Kitô hữu tốt và công dân hữu ích”. |
In His Own Words1. The primary happines of a child consists in
knowing that one is loved.
— Don Bosco |
Trích từ chính lời của Ngài1. Hạnh phúc tiên quyết của một đứa trẻ hệ tại ở
việc biết rằng mình được yêu thương.
— Don Bosco |
SALESIANA PUBLISHERS -
148 Main Street - New Rochelle, NY 10801
(Nha Trang ngày 26/10/2022)