Tôi nghĩ rằng câu hỏi đã dùng chính xác thuật ngữ “do Đức Kitô”. Câu hỏi trước nói về sự thành lập Giáo hội do Chúa Giêsu, và tôi không phản đối vì tôi nghĩ có sự liên tục giữa điều Chúa Giêsu làm lúc sinh thời và Giáo hội là kết quả của công việc đó. Tuy nhiên, những kiểu nói cổ điển để liên kết những thực tại của Giáo hội với Chúa Giêsu Nazareth cho rằng chúng phải bắt nguồn từ Đức Kitô. Các thầy dạy trong Giáo hội có trách nhiệm về những kiểu nói này, không chỉ nghĩ đến Đức Giêsu của sứ vụ, nghĩa là đúng theo những gì Ngài nói và biết trước khi bị đóng đinh. Họ nghĩ đến việc toàn bộ Tân Ước trình bày Chúa Giêsu như là Đức Kitô, Đấng Thiên Sai, với nhãn quan hậu Phục sinh. Trong khi trả lời cho câu hỏi 40 ở trên, tôi đã chỉ ra rằng, trải qua giai đoạn rao giảng trước khi viết thành sách Phúc âm, niềm tin phục sinh đã rọi ánh sáng vào những gì chưa được hiểu thấu trước đó. Vì thế, khi bàn luận về sự thiết lập các bí tích, thì tiêu chuẩn không chỉ là những gì Chúa Giêsu đã nói vào những năm 20 tại Palestine nhưng còn là bằng chứng về các bí tích này trong toàn bộ Tân Ước. Thiết lập bởi Đức Kitô có nghĩa những hành vi mà chúng ta gọi các bí tích, là những điều đặc biệt và những ứng dụng về một quyền năng mà trong khi thi hành sứ vụ và sau khi sống lại Chúa Giêsu ban cho Giáo hội của Ngài trong và qua các Tông đồ - một quyền năng chứa đựng những gì cần thiết để làm cho Nước Thiên Chúa toàn thắng trên ma quỷ bằng việc thánh hoá đời sống người tín hữu từ khi sinh ra cho đến lúc chết. Chúng tôi khẳng định là các bí tích không do Giáo hội sáng chế nhưng là một phần trong chương trình của Đức Kitô. Tôi không thấy có sự đối nghịch nào giữa cách hiểu Kinh Thánh hiện đại và “sự thiết lập do Đức Kitô” hiểu theo lập luận trên. Câu 80. Xin đi vào chi tiết hơn: Chúa Giêsu có thiết lập bí tích Thánh Thể tại bữa Tiệc Ly không? Giáo huấn nền tảng Kitô giáo dạy rằng phép Thánh Thể đã được Chúa Kitô (để ý chữ “Kitô” mà tôi dùng lại với nghĩa cổ điển) thiết lập trong bữa Tiệc Ly; và đối với người Công giáo thì điều đó đã được xác định bởi Công đồng Trentô. Nhưng, một lần nữa, chúng ta không phải tin rằng, khi ngồi tại bàn Tiệc Ly, Chúa Giêsu đã thấy trước những gì sẽ được khai triển thêm từ những lời Ngài phán về bánh và rượu mà Ngài nói là sẽ trở nên Mình và Máu Ngài. Chúng ta không buộc nghĩ rằng Ngài thấy trước những khai triển phụng vụ, toàn bộ việc cử hành Thánh Thể trong Kitô giáo, hoặc là Ngài đang nói về việc biến đổi bản thể. Nên lưu ý là hai trong bốn trình thuật về những lời truyền phép tại bữa Tiệc Ly “Hãy làm việc này mà nhớ đến Ta”, được ghi lại trong Lc 22,19 và 1 Cr 11,24.25, nhưng lại không có trong Máccô và Matthêu. Một nhà học giả đáng kính và rất cẩn trọng như linh mục dòng Đa Minh là cha P. Benoit, cũng đã nêu lên vấn đề là liệu những lời đó có phải là một chỉ dẫn có tính cách phụng vụ đã xuất hiện trong phụng vụ mà Luca và Phaolô biết đến, nói lên nhận thức rằng việc cử hành Thánh Thể này nhằm mục đích trung thành với ý hướng của Chúa Giêsu. Theo giải thích đó thì câu “Hãy làm việc này mà nhớ đến Ta” có lẽ là thuộc về phần khai triển của sứ điệp Phúc âm ở vào giai đoạn hai đã được bàn nơi câu 40 ở trên. Dù không nại đến luận thuyết trên, tôi cũng nhận thấy một sự giống nhau giữa việc thiết lập các bí tích và việc thành lập Giáo hội. Những cách trình bày hai sự kiện này như là hai hành vi của Chúa Kitô thì hoàn toàn hợp lý, nhưng không buộc phải hiểu ngầm rằng Chúa Giêsu đã nhìn thấy trước những gì xảy ra tiếp theo. Chúa Thánh Thần hướng dẫn những công tác khai triển và chỉ cho chúng ta biết những gì trung thực với ý muốn của Chúa Giêsu. Tôi giả thiết là bạn muốn nói về những lời cuối cùng nơi Mt 28,19, khi Chúa Phục sinh nói: “Hãy đi khắp các nước thâu nhận môn đệ, rửa tội cho họ nhân danh Cha và Con và Thánh Thần”. Nhưng chính bản văn này minh họa sự cần thiết phải có một chút sắc thái khác biệt. Nếu lệnh trên được ban ra ngay sau khi Phục sinh với những lời lẽ đúng như trên, thì sách Công vụ hầu như không thể hiểu nổi, vì như thế, sẽ không còn lý do tại sao các môn đệ Chúa lại có chút nghi ngờ rằng Ngài muốn các dân ngoại cũng trở thành môn đệ. Tuy nhiên, sự tranh cãi về việc chấp nhận dân ngoại kéo dài suốt trong 20 năm đầu của Kitô giáo. Một cách tương tự, như bản văn Matthêu gợi lên, nếu hình thức bí tích Rửa tội được phát triển theo dạng “Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần” đã được biết đến ngay từ những ngày đầu sau biến cố Phục sinh, thì công thức rửa tội thông dụng nhân danh Chúa Giêsu mà ta tìm thấy ở những nơi khác trong Tân Ước sẽ trở nên rất khó hiểu. Đúng hơn, những lời tìm thấy nơi Matthêu, như là những lời cuối cùng phát ra từ miệng Đấng Phục Sinh, là một cách hiểu về sứ mạng Chúa trao cho các môn đệ, sứ mạng này chỉ trở nên rõ ràng hơn sau nhiều năm đối đầu với việc trở lại của dân ngoại và sau sự suy tư về tầm mức của sự thông hiệp của Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, đến độ bí tích Rửa tội nhân danh Chúa Giêsu cũng phải bao hàm tác động của Chúa Cha và Chúa Thánh Thần. Tôi xin thêm một nhận xét ở đây mà tôi sẽ không khai triển dài dòng. Lời tuyên bố trên được gán cho Chúa Giêsu phục sinh, và những câu nói này được gán cho Ngài trong các sách Phúc âm thì khác biệt nhiều so với những câu Chúa Giêsu nói lúc thi hành sứ vụ. Khi trả lời cho câu hỏi 53 ở trên, tôi chỉ ra rằng trong khi Chúa Giêsu phục sinh chắc chắn hiện ra dưới dạng thân xác, nhưng đã có một sự biến đổi lớn lao rồi; và như thế, chúng ta thực sự không biết trong mức độ nào, Chúa Giêsu đã phát ra những lời nói, nghĩa là những âm thanh có thể nghe và hiểu được như là phương tiện thông tri. Những sự khác biệt trong các câu nói gán cho Ngài có thể có nghĩa là Chúa bày tỏ ý muốn của Ngài, nhưng sự tỏ lộ này lại được những người đón nhận kết thành tiếng nói. Tuy nhiên, đó chỉ là suy luận và tôi không muốn nhấn mạnh đến nhiều. Thành thật mà nói, chúng ta hoàn toàn không biết. Trong ba Phúc âm đầu, không bao giờ thấy nói là Chúa Giêsu đã rửa tội cho người nào; trong Ga 3,22 có nói là Ngài đã rửa tội nhưng lại bị phủ nhận trong Ga 4,2. Tuy nhiên, Ngài đã được Gioan Tẩy Giả làm phép rửa; và sự kiện này có thể đã đưa các môn đệ Chúa mà trong số đó có vài người là môn đệ của Gioan Tẩy Giả đến việc chấp nhận rằng, như Chúa Giêsu đã đón nhận lời rao giảng của Gioan qua việc để ông thanh tẩy mình, thì cũng vậy, những người tin vào Chúa Giêsu cũng chấp nhận lời rao giảng của Ngài bằng cách chịu phép rửa. Và dĩ nhiên là có thêm một câu nói của Gioan Tẩy Giả rằng, trong khi ông rửa bằng nước thì có một người sẽ đến và làm phép rửa bằng Chúa Thánh Thần (và bằng lửa). Do đó, một phép rửa liên kết với việc nhận lãnh ơn Chúa Thánh Thần có thể đã nằm trong niềm hy vọng của những người theo Chúa Giêsu. Tuy nhiên, dù chúng ta không biết hết những yếu tố đã làm cho họ hiểu phép rửa theo đúng với ý hướng của Chúa Giêsu, thì đã có những nghi thức và lời đọc khiến cho thực hành trên có thể hiểu được. Sự dễ hiểu này sẽ gia tăng nhiều nếu thời đó cũng có sẵn việc thực hành nghi thức Do Thái tẩy rửa người tòng giáo. Việc tuyên xưng lòng tin vào Chúa Giêsu có thể được hiểu như là một cách thế hoán cải đòi hỏi một sự khai tâm như thế dành cho mọi người. Nhưng, một lần nữa, đó chỉ là suy đoán và tôi cũng không nhấn mạnh nhiều. Điều đáng chú ý là phép rửa đã nhanh chóng trở thành một thực hành phổ quát giữa những người tuyên xưng lòng tin vào Chúa Giêsu. Chỉ có một trường hợp duy nhất trong Tân Ước về các tín hữu sau biến cố Phục Sinh chưa được chịu phép rửa (Cv 18,24-19,7), trong đoạn này, tại Êphêsô, Apôlô và một vài môn đệ khác chỉ chịu phép rửa của Gioan mà thôi. Có phải là đã có những người tin theo Chúa Giêsu trong thời Ngài thi hành sứ vụ nhưng lại chưa gặp được những cộng đoàn Kitô hậu phục sinh chăng? (Trong trường hợp Apôlô, có thể ông ta đã tin theo Chúa Giêsu qua những người đó). Trừ trường hợp này ra, theo những nguồn tài liệu mà chúng ta có, phép rửa coi như đã là một thực hành được mong đợi và đón nhận. Câu 83. Phép Rửa tội có ý nghĩa gì đối với các Kitô hữu tiên khởi?
Thần học căn bản của Kitô giáo chúng ta về phép rửa thực sự là một tổng hợp gồm những khía cạnh khác nhau của phép rửa đã được nhắc đến trong Tân Ước. Và như thế tôi phải trả lời cho bạn rằng, theo chứng cớ, phép rửa, ít là xét về tầm quan trọng của nó, có những ý nghĩa khác nhau tùy theo từng Kitô hữu một. Trong một tác phẩm Tân Ước, được viết vào thời kỳ tương đối trễ như Phúc âm của Gioan, câu trích dẫn “sinh ra bởi Thiên Chúa”, hoặc là “sinh ra từ trên cao”, được nối kết với nước và Thần Khí. Điều đó hàm ý rằng phép rửa được xem như giây phút mà người tín hữu được sinh ra, sự sinh ra không phải do người mẹ nhân loại nhưng từ chính Thiên Chúa, một sự sinh ra đem lại cho người tín hữu chính sự sống của Thiên Chúa. Phaolô, nhấn mạnh đến việc được thanh tẩy trong cái chết của Chúa. Và như thế phép rửa trở nên phương thế cho chúng ta tham dự vào cái chết cứu chuộc của Đức Kitô, và việc đi ra khỏi nước khi chịu phép rửa, một cách nào đó, có thể so sánh như việc Chúa Giêsu bước ra khỏi sự chết. Trong mạch văn có liên quan đến phép rửa, thư I Phêrô đề cập đến những người dân ngoại nay trở thành dân tộc được chọn, như thế, phép rửa là sự tiếp nhận vào trong cộng đoàn dân Chúa. Nếu có người đặt câu hỏi về các Kitô hữu đầu tiên, thì Công vụ chương 2 trình bày yêu cầu lãnh phép rửa nơi người tín hữu trong liên hệ với bài giảng ngày lễ Hiện Xuống của Phêrô. Cũng trong những khung cảnh này của sách Công vụ, chúng ta phải nhìn nhận rằng trình thuật trên đã được viết khoảng 60 năm sau khi biến cố xảy ra và đã được chú giải dưới ánh sáng của một nền thần học sau này. Tuy nhiên, cũng nên để ý rằng yêu cầu được áp đặt trên những thính giả có cảm tình với những lời giảng của các tông đồ trong Cv 2 cũng bao gồm metanoia [sự hoán cải] (hoán cải lòng trí, tâm hồn và cuộc sống theo như lời rao giảng của Chúa Giêsu về Nước Trời) và sự nhấn mạnh đến phép rửa (2,38). Nói cách khác, người rao giảng lặp lại một điều do Chúa Giêsu yêu cầu và rồi đưa ra một đòi hỏi thứ hai, trong đó không có gì cho thấy rằng Chúa Giêsu đã yêu cầu các môn đệ làm điều này trong thời gian sứ vụ công khai của Ngài. Đòi hỏi bổ túc đó của phép rửa đã có một hiệu quả đáng lưu ý: từ nay, việc theo Chúa Giêsu bao gồm một bước hữu hình. Khi Chúa Giêsu còn sống, người ta đã có cơ hội nghe lời Ngài, cảm phục Ngài, nhưng lại quay lưng ra đi không một dấu hiệu tỏ ra là họ đã tin vào lời Ngài loan báo về Nước Trời. Sự đòi hỏi dấu hiệu hữu hình từ người rao giảng, một đòi hỏi mang nội dung lịch sử, nếu không, phép rửa đã không được truyền bá rộng rãi như thế, là bước đầu tiên, theo một nghĩa nào đó, đưa đến việc tổ chức những người tin thành một cộng đoàn hữu hình. Khi Chúa Giêsu còn sống người ta đã đi theo Ngài một cách không chính thức; khuynh hướng tự nhiên của các Kitô hữu sơ khai là làm sao có được một sự dấn thân chính thức xác định căn tính của người tín hữu và kết hợp họ với những tín hữu khác. Nói một cách khác, có lẽ một trong những đặc tính đầu tiên của phép rửa là đã tạo nên bước định hình trong việc thiết lập một cộng đoàn. Tôi không có tham vọng trình bày toàn bộ mọi khía cạnh của phép rửa trong Tân Ước – nhưng chỉ một số ít mà thôi. Câu 84. Còn về phép Thánh Thể thì sao? Động lực nào đã đưa các Kitô hữu đến việc cử hành những bữa tiệc Thánh Thể và những bữa tiệc đó có ý nghĩa gì đối với họ? Một lần nữa, có nhiều khía cạnh khác nhau về phép Thánh Thể được nhấn mạnh trong các sách của Tân Ước. Ở trên khi trả lời câu hỏi 80, tôi đã nhắc đến giáo huấn cổ truyền của Kitô giáo về việc thiết lập Thánh Thể trong bữa Tiệc Ly, nghĩa là, ý thức rằng phép Thánh Thể được liên kết một cách nội tại với ý nghĩa mà Chúa Giêsu áp dụng cho bánh và rượu như là Mình và Máu của Ngài. Và chắc chắn đó cũng là điều mà các Kitô hữu sơ khai hiểu, vì lẽ trong 1 Cr 11,23-26 Phaolô có nhắc đến phép Thánh Thể (lần duy nhất trong các thư Phaolô) đúng ngay đêm Chúa Giêsu bị trao nộp hoặc bị phản bội, và ám chỉ đến hành động mà các Phúc âm liên kết với trong bữa Tiệc Ly. Trong cách hiểu của Phaolô, mỗi khi Thánh Thể được cử hành, thì đồng thời người Kitô hữu cũng tưởng nhớ lại sự chết của Chúa cho tới khi Ngài lại đến. Xin lưu ý, đây không chỉ là một sự tưởng nhớ hay tái diễn lại cái chết của Chúa (như một biến cố đã xảy ra mà chúng ta được dự phần, ngay cả theo Phaolô thì có một phép rửa “trong cái chết của Chúa”) nhưng là việc cử hành trước một việc sẽ xảy ra trong tương lai. Chiều kích tương lai của việc Chúa lại đến đã được nhấn mạnh rất sớm trong bí tích Thánh Thể. Khi Chúa Giêsu trở lại, các Kitô hữu sẽ được tham dự trong bàn tiệc trên trời. Thật vậy, họ luôn mang ý tưởng là cuối cùng Chúa Kitô cũng sẽ trở lại trong bí tích Thánh Thể. Tại cộng đoàn được nhắc đến trong những bản văn tìm thấy ở Biển Chết, trong bữa tiệc tượng trưng, một chỗ ngồi đã được để trống dành cho Đấng Thiên Sai trong trường hợp Thiên Chúa sẽ cho Ngài sống lại trong bữa tiệc.. Tôi muốn quý vị chú ý là khía cạnh tương lai của phép Thánh Thể đã được lồng vào thánh lễ Công giáo Rôma như một phần của lời tuyên xưng Mầu nhiệm đức tin sau truyền phép, bởi vì ba trong số bốn câu đáp nhắc đến sự trở lại của Chúa trong tương lai.
Câu 85. Còn về Phúc âm Gioan thì sao? Trong bữa Tiệc Ly không nhắc đến phép Thánh Thể. Bạn có lý! Và điều đó gây ngạc nhiên không ít, vì trình thuật của Gioan về bữa Tiệc Ly là dài nhất. Dưới ánh sánh của điều mà Phaolô đã coi như một truyền thống đã được biết đến, là Chúa Giêsu cử hành hiến lễ tạ ơn trong đêm trước khi Ngài chịu chết, thì việc Gioan bỏ sót có thể coi là một sự cố ý sắp đặt phép Thánh Thể vào một phần khác trong sứ vụ của Chúa Kitô - không nhất thiết là từ chối tương quan của Thánh Thể với bữa Tiệc Ly, nhưng nhìn thấy những khả năng tiềm tàng (potentialities) của Thánh Thể trong một hành vi trước đó. Khi chúng ta nghĩ đến phép Thánh Thể chỉ theo mối tương quan với bữa Tiệc Ly, thì Thánh Thể trở nên một điều gì đó mà Chúa đã làm ngay trước cuộc tử nạn, vào cuối đời Ngài. Điều này đi ngược lại với sứ vụ thường ngày về việc rao giảng và các dấu lạ đã được thưc hiện để giúp và chữa lành dân chúng. Nhưng Gioan đã quay lại hướng nghịch chiều bằng cách liên kết những lời tạ ơn (eucharistic words), không phải với một hành động lạ thường và riêng rẽ vào cuối đời Chúa Giêsu, nhưng với việc hoá bánh ra nhiều, một dấu chỉ đã được thực hiện trong khi Chúa Giêsu thi hành sứ vụ. Chúa Giêsu cho dân ăn bánh; Ngài nuôi dưỡng họ. Nếu đám đông hiểu được thì việc nuôi sống đó, dù về mặt thân xác, tiên thiên đã không bao hàm một ý nghĩa thể lý nào cả. Bánh là dấu chỉ một thức ăn thiêng liêng nuôi dưỡng cuộc sống thần linh được ban cho qua phép rửa. Trong chương 6 của Phúc âm Gioan, sau khi nhấn mạnh đến giá trị dưỡng nuôi của Lời Ngài mạc khải như là bánh từ trời xuống, Chúa Giêsu cũng nhấn mạnh đến giá trị dưỡng nuôi của Thịt và Máu Ngài, đó là ngôn ngữ Thánh Thể của Gioan. Như thế chính qua Gioan mà chúng ta có được việc nhấn mạnh đến Thánh Thể như là lương thực: lương thực ban sự sống đời đời. Trong khi tôi nói tới chủ đề về những liên kết Thánh Thể bên ngoài phạm vi bữa Tiệc Ly, có lẽ cũng có một tương quan trong một vài bản văn Tân Ước giữa việc bẻ bánh Thánh Thể và sự hiện ra của Chúa Giêsu phục sinh trong các bữa ăn, trong đó Ngài đã bẻ bánh. Chắc chắn điều đó có vẻ là ứng dụng của Lc 24,35 khi hai môn đệ trên đường đi Emmau đã nhận ra Chúa Giêsu trong khi bẻ bánh. Một mối tương quan như vậy có thể là con kênh, qua đó sự hiện diện thực sự của Chúa Giêsu được nhấn mạnh. Tóm lại, trong thần học Kitô giáo, chính Chúa Giêsu phục sinh hiện diện trong Thánh Thể, cũng chính là Đức Giêsu phục sinh hiện diện khi các môn đệ bẻ bánh. Tôi không nói là những bữa ăn hậu phục sinh đó là có tính cách Thánh Thể; tôi nói là khi suy tư về sự hiện diện của Chúa Giêsu trong những bữa ăn đó, có thể các Kitô hữu đã hiểu được một khía cạnh rất quan trọng của thần học Thánh Thể. Vậy thì, ba bữa ăn (Tiệc Ly, phép lạ hóa bánh ra nhiều, và những bữa ăn sau phục sinh) có thể đã để lại dấu vết trên suy tư Kitô giáo về phép Thánh Thể. Khó mà nói rằng yếu tố nào là yếu tố sớm nhất. Nhân tiện, tôi cũng hy vọng là quý vị thấy rằng những câu trả lời của tôi về phép rửa và Thánh Thể đều có liên quan đến cách thế suy tư không mang tính cách cứng nhắc của tôi về nguồn gốc của Giáo hội. Ngay sau biến cố Phục sinh, các Kitô hữu đã không có một cái nhìn toàn diện về mọi khía cạnh của phép rửa hoặc về Thánh Thể, không cần biết là họ đã thực hành những hành vi đó sớm như thế nào. Chỉ sau một thời gian ngắn, qua hoạt động của Chúa Thánh Thần, họ đã thấy được những di sản phong phú và đa diện mà họ coi là những ơn huệ của Đức Kitô. */* |
Q. 79. What about sacraments? Does not our understanding of the sacraments
imply direct institution by Christ? I think that question uses precisely the right term: "by Christ." The previous question spoke about the founding of the church by Jesus, and I did not object because I think there is continuity between what Jesus did in his lifetime and the resulting church. Nevertheless the classical formulations for relating church realities to Jesus of Nazareth would have them stemming from Christ. The church teachers responsible for such formulations were not thinking simply of the Jesus of the ministry, i.e., exactly what Jesus said and knew before his crucifixion. They were thinking of the whole New Testament presentation of Jesus as the Christ, the Messiah, with postresurrectional insight. In answer to Q. 40 above I pointed out to what extent in the preaching phase before the Gospels were written down resurrection faith threw light on what had not been understood previously. Therefore, in discussing the institution of the sacraments the norm is not simply what Jesus said in the 20s in Palestine but the evidence for those sacraments in the whole New Testament. Institution by Christ means that those actions we call sacraments are specifications and applications of a power that during his ministry and after his resurrection Jesus Christ gave to his church in and through the apostles-a power containing what was necessary to make God's rule or kingdom triumph over evil by sanctifying the lives of people from birth to death. The sacraments, we are saying, are no inventions of the church but are part of Christ's plan. I find no conflict between a modern biblical approach and "institution by Christ" so understood.
|