Tôi tự cho rằng bạn không nói về tính chính xác theo toán học hay theo khoa học vật lý, nhưng là sự chắc chắn hợp lý hoặc một sự tin cậy cao mà chúng ta thường đòi hỏi trong các công việc giữa con người với nhau: chẳng hạn như mức độ chắc chắn mà tôi muốn có về cuộc sống và công việc của một người mà tôi biết. Một vài học giả có thể cho bạn một câu trả lời không chắc chắn rằng chúng ta chỉ có thể biết rất ít về Chúa Giêsu. Trong khi tôi lạc quan về kiến thức của chúng ta về Chúa Giêsu, tôi không cố gắng đưa cho bạn một chuỗi dài hay một bản khai đầy đủ về cuộc sống của Ngài, chẳng hạn sinh tại Bêlem, trưởng thành tại Nazaret, chịu phép rửa do Gioan, rồi bắt đầu sứ vụ rao giảng bằng phép lạ và chữa bệnh, v.v. Tôi nghĩ rằng bạn muốn có nhiều chi tiết hơn là đóng khung trong khuôn khổ hỏi- đáp đơn sơ này, nên tôi đề nghị bạn đọc đề mục “Giêsu” [Jesus] trong cuốn New Jerome Biblical Commentary (Englewood Cliffs, NJ: NXB Prentice Hall, 1990, 1316-1328) do J. P. Meier biên soạn. Ông ta là một học giả uyên thâm và đã trình bày rất dung hoà một bản tường trình chi tiết về Đức Giêsu của lịch sử. Nếu bạn có những câu hỏi đặc biệt nào đó, tôi rất sung sướng để trả lời với hết khả năng của tôi. Đây là một trong những trường hợp họa hiếm mà tôi cố gắng yêu cầu người ta đặt lại câu hỏi, vì cách thức đặt câu hỏi hầu như không thể đưa đến câu trả lời dễ hiểu được. Tôi không thích chơi chữ, và tôi cảm thấy không được tin tưởng như nhiều người khác khi có người nói: “Ông muốn nói gì khi dùng chữ đó?” Tuy nhiên tôi phải nêu lên vấn đề ở đây là người hỏi muốn ám chỉ gì khi dùng từ “Thiên Chúa”. Câu hỏi liên quan đến Giêsu, một người Do Thái vùng Galilê của ba thập niên đầu thế kỷ thứ I, đối với Ngài thì “Thiên Chúa” có một ý nghĩa đặc trưng do gốc gác của Ngài cũng như do ngôn ngữ thần học thời đó. Để đơn giản hoá (mà chắc là có hơi quá đơn giản), tôi nghĩ đối với một người Do Thái thời đó, “Thiên Chúa” được nghĩ đến như là một Đấng ngự trên trời - chưa kể các thuộc tính khác. Vì thế, nếu hỏi Chúa Giêsu rằng, “Ông có nghĩ rằng ông là Thiên Chúa không?” Hay hỏi: Ngài có nghĩ rằng Ngài là Đấng đang ở trên trời không. Và bạn thấy, đó là một câu hỏi không thích hợp, vì Chúa Giêsu là người trần mắt thịt đang ở trên mặt đất. Thật vậy, câu hỏi ấy chưa bao giờ được đặt ra; hầu hết Ngài chỉ được hỏi về tương quan của Ngài với Thiên Chúa. Chúng ta có thể thấy được đặc điểm của ngôn ngữ và vấn đề này dùng trong khung cảnh nơi Mc 10,17-18: Một người gọi Chúa Giêsu là Thầy nhân lành, và Chúa Giêsu trả lời ông ta: “Sao anh gọi Ta là nhân lành? Không ai tốt lành ngoại trừ một mình Thiên Chúa.” Bạn thấy đó, có một khoảng cách giữa Chúa Giêsu và từ ngữ “Thiên Chúa”. Tuy nhiên, bạn vẫn có lý nếu dẫn chứng rằng trong một đoạn phúc âm khác, Tôma được khen vì đã thưa cùng Chúa Giêsu rằng “Lạy Chúa tôi và Thiên Chúa của tôi” (Ga 20,28). Chìa khóa để giải nghĩa cách nói này nằm trong Phúc âm thứ tư, được viết vào những năm cuối thế kỷ thứ I. Tôi muốn nói rằng vào thời kỳ đó, với cố gắng tìm hiểu Chúa Giêsu, một cách nào đó, các Kitô hữu đã mở rộng ý nghĩa của từ “Thiên Chúa”. Đối với họ, từ ngữ này không còn chỉ nói về Chúa Cha trên trời nhưng còn bao hàm luôn cả Chúa Con dưới đất. Họ nhận ra rằng Chúa Giêsu liên hệ mật thiết đến Thiên Chúa, tràn đầy sự hiện diện của Thiên Chúa đến mức độ mà từ “Thiên Chúa” có thể áp dụng cho Ngài như đã áp dụng cho Chúa Cha trên trời. Tôi xin nhấn mạnh là điều đó không gây nên một sự thay đổi gì nơi Chúa Giêsu; nó tạo nên một sự thay đổi và tiến triển trong sự nhận thức của con người đối với căn tính của Ngài. Sự tiến triển đó tiếp tục mãi và tại Công đồng Nicêa vào đầu thế kỷ thứ IV, các Kitô hữu diễn tả Con Thiên Chúa là “Thiên Chúa thật bởi Thiên Chúa thật”. Ảnh hưởng mạnh mẽ của Chúa Giêsu và những cố gắng suy tư mà Ngài tạo nên đã thay đổi ngôn ngữ thần học đối với những ai tin vào Ngài, kể cả thuật ngữ “Thiên Chúa”. Giơ đây tôi đã làm sáng tỏ (tôi hy vọng như thế) điều khó khăn của ngôn ngữ, nếu cho phép tôi sửa lại câu hỏi theo cách thức tôi nghĩ rằng vẫn đúng với ý hướng của bạn, thì tôi sẽ cố gắng trả lời. Cứ tạm cho thuật ngữ “Thiên Chúa” đã được khai triển đến độ, đối với các Kitô hữu, nó tiêu biểu cho cái nhìn đúng đắn về căn tính của Chúa Giêsu, thì tôi nghĩ câu hỏi của bạn sẽ như sau: Chúa Giêsu có biết Ngài có một căn tính mà sau này những kẻ theo Ngài hiểu Ngài là Thiên Chúa không? Nếu Ngài là Thiên Chúa (và hầu hết mọi Kitô hữu đều đồng ý như thế) thì Ngài có biết mình là ai không? Tôi nghĩ rằng câu trả lời đơn giản nhất là “Có”. Hiển nhiên là không có cách gì để chứng minh rằng có một câu trả lời xác định vì chúng ta không có tài liệu diễn tả toàn bộ cuộc đời của Ngài. Tuy nhiên, trong những tài liệu Phúc âm để lại cho chúng ta thì Chúa Giêsu luôn được trình bày cho thấy Ngài ý thức về một mối tương quan đặc biệt với Thiên Chúa, điều đó cho phép Ngài lên tiếng với uy quyền lạ thường. Không có cảnh nào trong Phúc âm diễn tả Ngài khám phá ra một điều gì mới về chính mình mà trước đó, Ngài không biết. Tôi chợt nhận ra chính điều tôi đang nói ngược lại một vài quan niệm phổ thông cho rằng Chúa Giêsu đã khám phá ra căn tính của mình khi chịu Phép rửa hay một lúc nào đó; nhưng không có chứng cớ về những quan niệm như thế. Quang cảnh của Phép rửa là để nói với độc giả rằng Chúa Giêsu là ai, chứ không phải để nói cho Ngài biết rằng mình là ai. Câu 71. Nhưng Chúa Giêsu đã không lớn lên về mặt tri thức sao? Nếu biết mình là ai khi còn tại thế thì Ngài vẫn là con người không? Xin được bắt đầu bằng câu hỏi thứ hai. Bạn và tôi đều là những con người. Vào thời điểm nào trong cuộc sống, chúng ta mới biết mình là con người? Và điều đó có ý nghĩa gì? Theo một nghĩa nào đó, không phải chúng ta đã biết mình là người ngay từ giây phút chúng ta biết suy nghĩ hay sao? Ở thời điểm đó, có thể chúng ta không biết hết được những yếu tố phức tạp của thân phận làm người, và chắc chắn chúng ta cũng không có vốn từ vựng để diễn tả ý nghĩa của việc làm người. Thật ra, tìm một định nghĩa về ý nghĩa con người là gì là một tiến trình khó khăn. Tuy vậy chúng ta vẫn biết rằng mình là con người. Bằng phưong pháp loại suy, chúng ta có thể áp dụng một điều tương tự đối với Chúa Giêsu, là Đấng mà chúng ta tin vừa là Thiên Chúa và vừa là con người thật? Tại sao người Kitô hữu không nghĩ rằng Ngài biết mình là ai ngay từ giây phút trí óc nhân loại của Ngài bắt đầu hoạt động? Điều đó không có nghĩa là Ngài có thể diễn tả trong ngôn ngữ nhân loại những điều thuộc về thần thiêng - và đó là lý do tại sao, trong câu hỏi trước, tôi đã cẩn thận về vấn đề thuật ngữ. Chúng ta có thể biết mình là con người mà không cần tìm ra ngôn ngữ để diễn tả tình trạng đó. Chúa Giêsu có thể biết Ngài là thuộc về Thiên Chúa nhưng không thể tìm ra ngôn ngữ nhân loại để diễn tả mình là ai. Nhân tiện, tôi nghĩ điều đó giải thích tại sao Kitô học trong ba Phúc âm đầu tiên rất là không rõ ràng (implicit), nghĩa là không phải Kitô học, trong đó có những từ ngữ để nói Đức Giêsu là ai, nhưng là một Kitô học, trong đó, chúng ta biết Chúa là ai qua những gì Ngài nói và cách thế Ngài nói, và cũng bằng cách quan sát những gì Ngài làm, và với sức mạnh cũng như quyền năng nào Ngài làm những chuyện ấy. Tuy nhiên, chúng ta hãy trở lại phần thứ nhất câu hỏi của bạn về tình trạng làm người Chúa Giêsu, vì thế kiến thức của Ngài được gia tăng dần dần. Nếu Chúa Giêsu có vẻ như đã biết Ngài là ai trong suốt cuộc đời được ghi lại, thì tại sao sự hiểu biết về căn tính thần thiêng lại ngăn cản sự lớn lên trong việc hiểu biết cách thức căn tính đó cùng hoạt động với cuộc sống nhân loại, nơi đó sự lớn lên, kinh nghiệm, những biến cố trong sứ vụ, và cả cái chết, đem lại sự hiểu biết lớn dần về tình trạng con người? Người ta có thể hoài nghi sự hiện hữu của sự tiến triển từ những cuộc chiến đấu như biến cố tại vườn Giếtsêmani trong Máccô, là nơi mà Đức Giêsu trước đó đã thử thách các môn đệ uống chén đắng mà Ngài sẽ uống, bây giờ, đối diện với cái chết, thì chính Ngài đã cầu xin Chúa Cha nếu có thể được thì cất chén đắng khỏi Ngài. Người ta có thể lý luận rằng đó là một cuộc chiến đấu nội tâm của Con Thiên Chúa khi phải đương đầu với kinh nghiệm con người về đau khổ và sự chết. Nhưng điều đó chỉ là ước đoán vì chúng ta dùng kinh nghiệm con người để diễn giải sự kiện. Không ai biết được chiều sâu mầu nhiệm của sự nhập thể và những tác động của mầu nhiệm ấy trong nội tâm Chúa Giêsu. Các sách Phúc âm được viết để nói lên những gì chúng ta cần biết về Chúa Giêsu, chứ không phải những gì Ngài biết về chính Ngài. Câu 72. Tôi không hiểu: cha nói rằng cha tin Đức Giêsu là Thiên Chúa; Thiên Chúa biết hết mọi sự; vậy làm sao lại có thắc mắc về tri thức của Đức Giêsu hoặc về sự tiến triển trong sự hiểu biết của Ngài? Tôi phải trả lời cho bạn trong một thứ ngôn ngữ hầu như là triết lý. Theo triết học Kinh viện, đặc biệt theo thánh Tôma Aquina, thì tri thức của Thiên Chúa không như tri thức của chúng ta. Hình thức thông thường của tri thức chúng ta là nhờ qua những ý niệm và phán đoán, nói cách khác, chúng ta suy nghĩ. Trong triết học Kinh viện, tri thức của Thiên Chúa thì tức thời: Ngài không có những ý tưởng; Ngài nhận biết các sự vật một cách thâm sâu. Thiên Chúa không cần suy nghĩ để tập hợp các ý niệm lại với nhau và rồi phán đoán. Đây là một loại tri thức khác biệt. Vì thế, tri thức thần linh mà Chúa Giêsu thủ đắc với tư cách là Ngôi Hai của Thiên Chúa Ba Ngôi (đây là cụm từ đã không được phát triển thêm trong nhiều thế kỷ) thực sự không hoạt động được trong một trí óc con người. Trong một đoạn nổi tiếng của cuốn Summa Theologiae [Tổng luận Thần học] (3,q.9, a.1, ad1) thánh Tôma Aquina đã viết: “Nếu trong linh hồn của Chúa Giêsu, không có một tri thức nào khác bên cạnh tri thức thần linh của Ngài thì tri thức đó đã không biết một cái gì cả. Tri thức thần linh không thể là hành vi của linh hồn nhân loại của Chúa Kitô; nó thuộc về một bản tính khác”. Vì thế, bạn thấy là không dễ gì để nói rằng: “Thiên Chúa biết hết mọi sự nên Chúa Giêsu cũng đã biết hết mọi sự”. Cũng chính Triết học Kinh viện chấp nhận rằng, đôi lúc, trong một con người cũng có tri thức trực tiếp, phần nào giống như cách thức mà Thiên Chúa biết. Ví dụ gần gũi nhất về tri thức trực tiếp đó - không thông qua ý niệm và trừu xuất (abstractions) - là chính sự hiểu biết về chính mình. Chúng ta biết mình là ai bằng cách cứ là chính mình chứ không phải chỉ đơn thuần nghĩ xem mình là gì. Chính trên nguyên tắc này mà khi trả lời câu hỏi: “Chúa Giêsu có biết Ngài là ai không?” tôi thấy không có khó khăn gì khi trả lời là ‘có’. Karl Rahner diễn tả điều này trong thuật ngữ sự kết hợp bản thể [ngôi hiệp, hypostatic], nghĩa là sự kết hợp giữa ngôi vị Thiên Chúa và bản tính con người. Không muốn để mình bị cuốn theo thần học của bất cứ tác giả nào và không để cho mình bị chi phối bởi những diễn tả trừu tượng của nền thần học hệ thống, tôi nghĩ rằng không sai gì khi nói: Trong tư cách là chính mình, Chúa Giêsu đã biết Ngài là ai. Câu 73. Có phải cha muốn nói Chúa Giêsu không có tầm hiểu biết nhiều hơn chúng ta? Không. Như tôi đã nhấn mạnh, tri thức trực tiếp của Ngài về chính mình, việc biết mình là ai, có nghĩa là Ngài có một tri thức sâu thẳm và thâm thuý nhất về ý muốn của Thiên Chúa. Ngài hoàn toàn vâng theo ý Thiên Chúa, và như thế luôn tương hợp với ý Thiên Chúa. Tân Ước diễn tả Ngài không vướng tội. Do đó, Ngài có thể nói với uy quyền Thiên Chúa về những gì Thiên Chúa muốn từ nơi chúng ta. Chúng ta thấy điều này được minh họa trong kiểu nói “Amen” (Thật, Ta bảo thật...). Từ “Amen”, thay vì được dùng như một sự đáp trả chấp nhận sự thật của một câu nói, lại được dùng như là lời mở đầu của Chúa Giêsu đòi hỏi sự chấp nhận của chúng ta. Tân Ước diễn tả sự thán phục của dân chúng trước những lời nói đầy uy quyền của Chúa Giêsu không như các thầy dạy khác, một lần nữa, nói lên sự thừa nhận rằng Ngài có một tri thức độc đáo về thánh ý của Thiên Chúa. Tri thức phát xuất từ việc tự ý thức căn tính của mình trong tương quan đối với Thiên Chúa trong suốt cuộc đời làm người của Chúa Giêsu là động lực thúc đẩy người Kitô hữu tin rằng sự mạc khải tối hậu của Thiên Chúa thì qua Chúa Giêsu. “Nhiều lần và với nhiều hình thức khác nhau trong quá khứ Thiên Chúa đã nói với tổ tiên chúng ta qua các tiên tri; trong những ngày cuối cùng này, Người đã phán dạy qua người Con” (Dt 1,1-2). Câu 74. Nhưng còn hiểu biết về sự kiện thì sao? Có phải Chúa Giêsu không biết những sự việc vượt quá tầm hiểu biết của con người? Theo như tôi nhớ, các thần học gia Kinh viện Tây Ban Nha thuộc đại học Salamanca đã đưa ra một liệt kê dài lạ lùng về kiến thức của Chúa Giêsu: Ngài là một người lính hoàn thiện, một khoa học gia, một nghệ sĩ, một thi sĩ, vv... Tôi không thấy có chứng cớ nào về những liệt kê này trong Tân Ước cả. Dân chúng bỡ ngỡ vì Ngài dạy có uy quyền, chứ không phải vì Ngài có quyền kiểm soát các sự kiện. Có thể Ngài đã nói tiếng Aram, và cả tiếng Do Thái. Ngài cũng có thể biết được một vài chữ hay thành ngữ Hy Lạp vì lẽ Capharnaum nằm trên con đường giao thương. Có lẽ những người Do Thái vùng Palestine học được vài chữ La Tinh nhất là những từ liên quan đến chính quyền Rôma hay quân đội. Nhưng tôi không thấy có lý do gì để nghĩ rằng Ngài biết những thứ tiếng khác ngoài những ngôn ngữ đã được học, và chắc là Ngài đã học nói những ngôn ngữ đó theo giọng của cha mẹ mình. Tôi cũng nghĩ rằng những kỹ năng nghề thủ công của Ngài là do cha mẹ truyền lại. Chúng ta cũng không nên quá nhấn mạnh cách chính xác tầm quan trọng của những nhận xét trên, Luca dù trình bày Chúa Giêsu được thụ thai do Thiên Chúa, đã không ngần ngại dùng kiểu nói Kinh Thánh để diễn tả việc Chúa Giêsu lớn lên trong sự khôn ngoan (Lc 2,40.52). Câu 75. Giả sử chúng ta tập trung vào tri thức về những việc liên hệ đến sứ mạng của Chúa Giêsu, chẳng hạn, Chúa có biết là Ngài sắp chết không? Một cách nào đó, tôi luôn nhìn thấy câu hỏi này do hiếu kỳ đặt ra. Cho đến bây giờ, theo như tôi biết, vào khoảng 5 tuổi hay sau 5 tuổi, mỗi một con người đều nhận ra rằng rồi mình cũng sẽ chết. Do đó, biết rằng mình sẽ chết không phải là một tri thức bất thường. Nhưng tôi giả thiết rằng câu hỏi thật sự là liệu Chúa Giêsu có biết một cách chính xác cách thế và thời gian Ngài sẽ chết không? Ngài có biết là Ngài sẽ bị đóng đinh không? Trong Phúc âm Nhất Lãm có ba lời tiên báo nổi tiếng của Chúa Giêsu về sự chết của Con Người (Mc 8,31; 9,31; 10,33-34). Nhưng hai yếu tố cần phải được lưu ý khi thẩm định những lời tuyên bố này. Trước hết, những lời đó được viết trong Phúc âm vào khoảng 30 hay 50 năm sau khi những sự kiện xảy ra trên đồi Golgotha (hoặc là Calvariô), vì thế, thật là khó để biết được trong tiến trình phát triển các sách Phúc âm mức độ những câu nói trên đã được tô điểm như thế nào qua sự hiểu biết của người Kitô hữu. Yếu tố thứ hai là vì Chúa Giêsu đã gặp những sự chống đối càng ngày càng gia tăng về phía quyền bính tôn giáo nên chắc chắn Ngài cũng có linh cảm là sẽ bị chết thảm khốc. Ngài đã không quên là đã có những tiên tri bị bách hại và bị tử hình do các quyền lực tôn giáo và chính trị. Sống tại Palestine và biết rõ tục lệ và luật pháp của quan quyền Rôma đang cai trị, chắc Ngài cũng đã đoán trước được rằng một cái chết thảm khốc có nghĩa là bị đóng đinh, một hình phạt điển hình của người Rôma. Vì thế, đối với Chúa Giêsu, ý thức mình sẽ chết như thế nào, không nhất thiết là một ý thức siêu nhiên.
Câu 76. Tuy vậy, xin được hỏi, loại tri thức nào đòi hỏi rõ ràng sự trợ lực siêu nhiên? Chúa Giêsu có biết tương lai một cách chi tiết không? Ngài có biết rằng mình sẽ sống lại từ cõi chết không? Tôi sẽ cố gắng trả lời câu hỏi này một cách bao quát hơn; nhưng một lần nữa tôi muốn phân biệt giữa xác tín rằng Thiên Chúa sẽ cho Ngài hiển thắng (điều này chẳng những được tỏ rõ trong Tân Ước mà còn hoàn toàn tương hợp với lòng tin và sự phó thác của các tác giả Thánh vịnh Cựu Ước trong những thời kỳ khốn khổ) và một sự hiểu biết chính xác về việc đó sẽ xảy ra như thế nào. Chính điều sau này là vấn đề bạn lưu tâm. Một lần nữa, trong khi thi hành sứ vụ Chúa Giêsu đã có những câu nói tiên báo sự sống lại của Con Người. Ở đây chúng ta thấy có sự bất đồng ý giữa các thần học gia Kitô giáo. Như tôi đã vạch ra trong cuốn Jesus, God and Man [Đức Giêsu, Thiên Chúa và con người] (New York, NXB Macmillan, 1975; xuất bản đầu tiên, 1976) trong đó tôi đã phải đương đầu với vấn nạn Chúa Giêsu biết đến mức độ nào, đã có những giáo phụ trong những thế kỷ đầu đã không ngần ngại thừa nhận trong con người Chúa Giêsu cũng có tình trạng “không biết” [vô tri] (ignorance) như là một phần của bản tính con người. (Chữ ‘ignorance’ ở đây có nghĩa là sự hiểu biết không đầy đủ và chúng ta phải tránh hiểu chữ đó theo nghĩa xấu ‘ngu dốt’ khi nói về Chúa Giêsu). Điều này phù hợp với khẳng định của Thư gởi tín hữu Do Thái (4,15) rằng Ngài cũng đã bị cám dỗ trong mọi sự như chúng ta, nhưng vẫn không mang tì vết tội lỗi. Đoạn thư này không có những chỉ dẫn rằng Ngài cũng không khác với chúng ta về sự khiếm khuyết trong phạm vi hiểu biết. Tuy nhiên, có một khuynh hướng khác trong tư tưởng Kitô giáo nhấn mạnh rằng Chúa Giêsu thủ đắc mọi sự toàn thiện với luận cứ rằng khiếm khuyết về hiểu biết là một sự bất toàn. Người ta có thể lập luận về điểm này như sau: những người biết hết mọi sự thì hiếm có, bởi vì sự giới hạn của kiến thức là do điều kiện con người, chứ không phải là tình trạng thiếu trọn hảo. Dù sao đi nữa, trong trường phái Kinh viện Trung cổ, đặc biệt trong những bản văn của thánh Tôma Aquinô, người ta thấy luận đề cho rằng Chúa Giêsu được phú cho những hình thức hiểu biết đặc biệt. Một trong những lý do của lập trường đó là sự thừa nhận của thánh Tôma (câu 72 ở trên) về việc bất khả hoán chuyển tri thức thần linh cho một trí óc con người vốn suy nghĩ bằng những ý niệm. Vì thế, sự hiểu biết cần thiết cho trí óc con người giả thiết là đã được ban cho Chúa Giêsu. (Cho dù khi đó Tôma không giả thiết là Chúa Giêsu nhân loại biết hết mọi sự). Tôma nói về tri thức phú bẩm (infused) và tri thức mà linh hồn Chúa Giêsu có được qua phúc kiến (beatific vision) suốt cuộc đời của Ngài. Nhiều thần học gia hiện đại đã đặt nghi vấn về những sự trợ lực siêu nhiên như vậy. Đặc biệt, Karl Rahner, Joseph Ratzinger và Jean Galot (đại diện cho nhiều phái suy tư thần học khác nhau) đã xác định rằng, theo ý kiến của họ, không cần thiết phải nhìn nhận rằng Chúa Giêsu có phúc kiến như thường được hiểu theo truyền thống. Bằng nhiều cách khác nhau, họ có thể thừa nhận một kinh nghiệm trực tiếp với Thiên Chúa (câu 72), nhưng họ đã không nhấn mạnh đến hiện tượng thông truyền tri thức mà thánh Tôma thừa nhận khi dùng từ “phúc kiến”. Những suy luận thần học đa dạng ấy đã đi vượt xa bằng chứng của Tân Ước, nhưng những nhà thần học chấp nhận sự vô tri hoặc không thừa nhận những sự thêm vào đặc biệt của tri thức thần linh, đều đồng ý với quan niệm đầy xác tín của những nhà chú giải Kinh Thánh cho rằng Chúa Giêsu cũng chia sẻ nhiều giả định tôn giáo của thời Ngài - những giả định phản ánh những giới hạn có thể biết được của tri thức mà độc giả thời nay không nhất thiết phải đồng tình. Chẳng hạn, Chúa Giêsu có vẻ như là hiểu theo mặt chữ chuyện Giona ở trong bụng cá ba ngày ba đêm (Mt 12,40), trong khi chúng ta xem chuyện Giona như một dụ ngôn. Trong Mc 12,36-37, Chúa Giêsu nói rằng Đavid đã mở đầu Tv 110, “Đức Chúa phán bảo cùng Chúa tôi” với giả thiết là Đavid muốn nói về vị Thiên sai tương lai. Một số ít thần học gia hiện đại có chiều hướng giải thích ý nghĩa nguyên thủy của thánh vịnh đó theo kiểu này. Trong cuốn Đức Giêsu, Thiên Chúa và con người, tôi tnếu ra những thí dụ khác, trong đó dường như Chúa Giêsu cũng chia sẻ những cái nhìn hạn chế của thời Ngài về những vấn đề tôn giáo theo nghĩa rộng. Do đó, người ta có thể lý luận rằng, xét theo cả Kinh Thánh lẫn thần học, lập trường có một tri thức hạn hẹp xem ra dễ được chấp nhận. Cũng nên nhấn mạnh rằng chối bỏ nhân tính toàn vẹn của Chúa Giêsu cũng nghiêm trọng như chối bỏ thiên tính toàn vẹn, và có thể lý luận rằng vì là con người thật nên tri thức bị giới hạn và bị thời gian chi phối. Do đó, chúng ta thấy trong Chúa Giêsu có một sự kết hợp lạ thường của một sự chắc chắn tuyệt đối về điều Thiên Chúa muốn nơi chúng ta, nếu như Nước Ngài trị đến, và cách thế hữu hạn của một người khi diễn tả sứ điệp đó.
|
Q. 69. Let me turn back from Mary to Jesus. Inevitably, much of what you
commented on concerns Gospel reports about Jesus, their import, their
accuracy, etc. But what can we know for certain about Jesus himself? I take for granted that you are not talking about mathematical certitude or the certitude of the physical sciences, but the reasonable certitude or high plausibility that we have in human affairs - for example, the kind of certitude that I would have about the life and deeds of someone whom I know. Some scholars would give you the skeptical answer that we can know very little about Jesus. While I am optimistic about our knowledge of Jesus, I am not going to attempt to give you an exhaustive list or a complete rundown of his career, e.g., born in Bethlehem, raised at Nazareth, baptized by John, eventually beginning a ministry of preaching in parables and of healing, etc. I suspect you would want more detail than is possible in a simple question-response format, so I recommend as very helpful the article on "Jesus" in the New Jerome Biblical Commentary (Englewood Cliffs, NJ: Prentice Hall,1990, pp.1316-1328) by J. P. Meier. He is an excellent scholar and gives a well-balanced discussion with a detailed report of the Jesus of history. If you have some specific points, I would be glad to answer them to the best of my ability. Q. 70. I do have a specific point. I want to know what Jesus thought of himself. Did he know he was God? This is one of the rare occasions when I try to force people to rephrase their question, because the way it has been asked makes an intelligible answer almost impossible. I dislike intensely playing with words, and I have the same feeling of distrust that many others have when somebody says, "What do you mean by that word?" Yet I must raise the issue here as to what the questioner means by "God." The question concerns Jesus, a Galilean Jew of the first third of the first century, for whom "God" would have a meaning specified by his background and the theological language of the time. By way of simplification (and perhaps oversimplification) let me say that I think that by a Jew of that period "God" would have been thought of as One dwelling in the heavens-among many other attributes. Therefore, a question posed to Jesus on earth, "Do you think you are God?" would mean did he think he was the One dwelling in heaven. And you can see that would have been an inappropriate question, since Jesus was visibly on earth. As a matter of fact the question was never asked of him; at most, he was asked about his relationship to God. One can get the flavor of the language and the problem in the scene in Mark 10:17-18: A man addresses Jesus as "good teacher," and Jesus answers him, "Why do you call me good? No one is good but God alone." You can see that there is a distancing between Jesus and the term "God." Yet, quite rightly, you could point out that in another Gospel Thomas is lauded for addressing Jesus as "my Lord and my God" (John 20:28). The key to such phraseology is that it is found in the Fourth Gospel, written in the last years of the first century. I would say that by that time, under the impact of their quest to understand Jesus, Christians had in a certain sense expanded the meaning of the word "God." It no longer for them covered simply the Father in heaven; it covered the Son on earth. They had come to realize that Jesus was so intimately related to God, so filled with God's presence, that the term God was as applicable to him as it was to the Father in heaven. May I emphasize that this does not involve a change in Jesus; it involves a change and growth in the Christian perception of who he was. That growth continued so that at the Council of Nicea in the early fourth century Christians described the Son of God as "true God of true God." The impact of Jesus and the reflection that he caused changed all theological language for those who believed in him, including the term "God." Now that I have clarified (I hope) the difficulty of the language, if you will permit me to rephrase your question in a way that I trust is true to your intent, perhaps I can try to answer it. Granted that the term "God" developed so that for Christians it represented a true insight into the identity of Jesus, your question, I think, could be phrased in this way: Did Jesus know that he had an identity which his followers later came to understand in terms of his being God? If he was God (and most Christians do agree on that), did he know who he was? I think the simplest answer to that is yes. Obviously there is no way of proving an affirmative answer because we do not have material describing all his life. Yet in the Gospel material given to us Jesus is always shown as being aware of a particular relationship with God that enables him to speak with awesome authority. There is never a scene in the Gospel portrait where he discovers something about himself that he did not know before. I realize that what I am saying runs against some popular views that would have Jesus discovering his identity at the baptism or some other time; but there is no evidence for such views. The baptismal scene is designed to tell the readers who Jesus is, not to tell him who he is.
That same scholastic philosophy recognizes that occasionally there is in
the human being immediate knowledge, something like the way God knows; and
a primary example of immediate knowledge-not through concepts and
abstractions-is our knowledge of ourselves. We know who we are by being
what we are and not simply by thinking about what we are. It is exactly on
that principle that in answering the question "Did Jesus know who he was,"
I saw no difficulty in saying he did. Karl Rahner phrased it in terms of
the hypostatic union, i.e., the union between the Divine Person and the
human nature. Without attaching myself to the theology of any one author
and without getting involved in the more abstract expressions of
systematic theology, I think it is fair to say: By being who he was, Jesus
knew who he was.
|