Câu 54. Trong câu trả lời của cha về lịch sử tính của cuộc đời Chúa Giêsu, tôi nhận thấy là cha đã không nói về việc giáng sinh của Ngài. Hình như cha và các học giả khác nói rằng các câu chuyện về giáng sinh không có tính cách lịch sử. Chắc chắn là tôi không bao giờ nói như thế. Tôi ít khi đưa ra một phủ nhận về tính cách lịch sử, bởi vì những xác quyết như vậy rất khó mà chứng minh. Trong vấn đề này, tôi muốn dùng kiểu nói này: có lý do để nghĩ rằng những câu chuyện về giáng sinh, mà chúng ta tìm thấy trong hai chương đầu của Mátthêu và Luca, thì không có lịch sử xét về một vài hoặc nhiều chi tiết. Chúng ta nên để ý đến hai sự kiện liên quan đến ý kiến này. Người Công giáo truyền thống Rôma thường cho rằng nếu có ai chất vấn về lịch sử tính của những câu chuyện giáng sinh, thì người đó đã đi ngược lại giáo huấn của Giáo hội. Điều đó không đúng. Không có những xác quyết chính thức của Giáo hội nói rằng những câu chuyện giáng sinh là có lịch sử tính xét theo nghĩa sát chữ. Quả vậy, xác quyết của Ủy ban Giáo hoàng về Kinh Thánh khi nói “Sự thật lịch sử của các Phúc âm” (xem câu 40) đã đề cập rất rõ ràng về những gì các môn đệ đã nghe và thấy về Chúa Giêsu trong thời gian sứ vụ công khai của Ngài, và đã không xét đến những câu chuyện về việc giáng sinh của Ngài. Sau đó, đã có một cố gắng yêu cầu Ủy ban đưa ra một xác quyết về lịch sử tính của các trình thuật giáng sinh; nhưng cố gắng đó đã bị bỏ cuộc vào cuối thập niên 1960, có lẽ vì một xác quyết như thế có thể quá phức tạp và cũng quá tế nhị. Yếu tố thứ hai liên quan đến lý do chúng ta có một truyền thống về những gì Chúa Giêsu đã nói và làm. Đó là vì những người đã ở với Ngài, nghĩa là các môn đệ của Ngài, và đặc biệt Nhóm Mười Hai, có lợi thế để ghi lại những lời nói và hành động. Nhưng không một ai trong số đó đã có mặt khi Chúa Giêsu sinh ra, và như thế chúng ta không thể nói là chúng ta có những chứng nhân Tông đồ về biến cố giáng sinh.
Có lẽ như vậy, nhưng điều đó đã không bao giờ được xác nhận trong Tân Ước. Theo như chúng ta biết vì không bao giờ thấy Giuse xuất hiện trong sứ vụ của Chúa Giêsu, ngài đã chết khi Chúa Giêsu được Gioan làm phép rửa. Đức Maria thì vẫn còn sống trong thời gian Chúa thi hành sứ vụ công khai, nhưng Đức Maria không bao giờ được trình bày là đi theo Chúa trong những cuộc hành trình rao giảng và chữa lành bệnh tật. Chúng ta không biết Đức Maria có mối tương quan gì đối với những người rao giảng thuộc thế hệ Tông đồ là những người bảo tồn truyền thống. Một vài người nghĩ rằng Đức Maria đã kể lại cho họ những câu chuyện giáng sinh; nhưng không thấy có gì thừa nhận điều đó trong Tân Ước, và cả trong những thế kỷ đầu. Thách đố thực sự đối với quan niệm cho rằng những chuyện kể giáng sinh đơn thuần là những ký ức (memories) của Đức Maria, là hai bản văn về câu chuyện giáng sinh trong Mátthêu và Luca hoàn toàn khác nhau đến nỗi khó mà tưởng tượng là do cùng một người kể lại. Những nhà chuyên môn lãng mạn hơn đôi khi đã đề nghị rằng Giuse là nguồn cho câu chuyện trong Mátthêu và Đức Maria là nguồn cho câu chuyện trong Luca; nhưng câu giải đáp thực tế, với một chút khôi hài, là rõ ràng Đức Maria và Giuse đã không bao giờ nói chuyện với nhau, vì từ những biến cố như nhau mà các ngài đã có những hoài niệm hoàn toàn khác nhau.
Câu 56. Xin cha cho biết những khác biệt trọng yếu giữa hai trình thuật Phúc âm về việc giáng sinh? Trong trình thuật của Mátthêu, Giuse và Maria sống tại Bêlem và có một ngôi nhà ở đó (Mt 2,11). Họ ở đó cho đến khi con trẻ đuợc gần hai tuổi (2,16) và lý do duy nhất khiến các ngài không thể trở lại đó, sau khi trốn qua Ai Cập, là vì sợ con trai của Herôđê. Vì thế, họ đi đến một thành phố tên là Nazaret, ngầm hiểu là trước đó họ chưa từng chưa bao giờ ở chỗ này (Mt 2,2-23). Trong Luca, Maria và Giuse sống tại Nazaret và đi Bêlem chỉ vì lệnh kiểm tra dân số (Lc 1,26; 2,4). Sau khi con trẻ sinh ra, và sau thời gian dừng chân ở Giêrusalem, họ vội vã trở về Nazaret, và cư ngụ tại đó (Lc 2,39). Trong Luca không có chỗ nào nói đến việc gia đình ở Bêlem một thời gian gần hai năm sau giáng sinh, việc các nhà đạo sĩ đến Giêrusalem và Bêlem với những việc động trời mà đáng lẽ phải xảy ra, cũng không đề cập đến việc các trẻ em bị giết ở Bêlem hoặc việc trốn chạy qua Ai Cập. Thật vậy, trong câu chuyện kể việc trở lại Nazaret từ Bêlem ngang qua Giêrusalem một cách an lành, Luca đã không có những chi tiết rùng rợn như thế và cũng không có chuyện đi qua Ai Cập. Trong trình thuật của Mátthêu, không có đề cập đến việc kiểm tra dân số và toàn bộ khung cảnh câu chuyện khác với những gì Luca mô tả. Điều chúng ta nên để ý là mỗi câu chuyện theo cách thế riêng của nó đã kể lại những yếu tố có chức năng tương đương. Chẳng hạn, Mátthêu kể chuyện truyền tin cho Giuse, trong khi Luca lại kể chuyện truyền tin cho Maria; và mỗi biến cố truyền tin đều có công dụng là xác định con trẻ sinh ra là Đấng Thiên Sai và là “Đấng Thiên Chúa ở cùng chúng ta” hoặc là Con Thiên Chúa. Mátthêu kể chuyện các đạo sĩ đến sau khi Chúa Giêsu sinh ra để thờ lạy Ngài, trong khi đó Luca kể chuyện các mục đồng đến thờ lạy con trẻ sau khi sinh ra; mỗi cảnh trí đều có công dụng nói lên rằng mạc khải của Thiên Chúa nơi Chúa Giêsu đã được đáp lại bằng lòng tin và lời ngợi khen từ phía dân ngoại nơi Mátthêu và từ phía dân Do Thái nơi Luca.
Một vài nhà chuyên môn giải quyết sự khác biệt trong các trình thuật giáng sinh bằng cách chọn giả thiết mà bạn vừa nêu lên. Đặc biệt, nơi các nhà chuyên môn Công giáo, việc chọn một trình thuật có tính cách lịch sử thì thiên về Luca. Đức Maria là đối tượng chính trong Luca, và người ta phỏng đoán rằng Đức Mẹ chính là nguồn tài liệu của câu chuyện này. Tôi nghĩ rằng giải đáp cho vấn đề không đơn giản như vậy, bởi vì tiêu chuẩn lịch sử tính đã khơi lên vấn đề về những biến cố do Luca cũng như Mátthêu thuật lại.
Tôi xin đưa ra vài thí dụ. Cả Mátthêu lẫn Luca đều diễn tả những biến cố mà chắc chắn đã để lại hồ sơ nơi công khố. Mátthêu diễn tả một hiện tượng bất thường về thiên văn: một vì sao mọc lên từ phía Đông, chắc là đã dẫn đường cho các đạo sĩ đến Giêrusalem, rồi lại hiện ra và dừng lại trên chỗ Chúa Giêsu sinh ra tại Bêlem (Mt 2,2.9). Trong cuốn Birth of the Messiah [Việc Giáng Sinh của Đấng Thiên Sai], tôi đã khảo xét từng ý kiến về những tài liệu thiên văn vào thời Chúa Giêsu sinh ra: sao chổi, các hành tinh gặp nhau, và những vì sao mới xuất hiện. Dường như là không có sử liệu thiên văn nào như Mátthêu đã diễn tả (ngoại trừ một vài tựa đề nói ngược lại thỉnh thoảng thấy nơi báo chí). Trường hợp cuộc tổng kiểm tra dân số của Xêda Augusto khi Quirino làm tổng trấn Syria (Lc 2,1-2) do Luca kể lại, một cuộc kiểm tra xem ra đã được thi hành khi Hêrôđê Đại đế làm vua Giuđêa (1,5), chúng ta cũng gặp một vấn đề tương tự. Cũng trong cuốn Việc Giáng Sinh của Đấng Thiên Sai, tôi đã khảo xét tất cả các dữ liệu lịch sử về việc Quirino làm tổng trấn tại Syria và những cuộc kiểm tra của Augusto, và cuộc kiểm tra (tại Giuđêa, trừ ra Nazaret!) xảy ra dưới thời Quirino khoảng 10 năm sau khi Hêrôđê Đại đế băng hà, và như thế là sau khi Chúa Giêsu sinh ra. Chúng ta thật khó mà nghĩ rằng cả hai tác giả đã chính xác về những biến cố dân sự. Có lẽ là sau biến cố phục sinh, việc giáng sinh của Chúa Giêsu đã được gom góp lại qua những ký ức rời rạc về các hiện tượng đã xảy ra trong khoảng thời gian mười năm trước hoặc sau khi Ngài sinh ra. Tôi xin đưa ra một áp dụng của một tiêu chuẩn khác về lịch sử tính. Ai cũng nghĩ rằng trình thuật về thời thơ ấu phải tương hợp với trình thuật của toàn bộ Phúc âm. Theo Mátthêu chương 2, khi các đạo sĩ đến chầu Hêrôđê Đại đế, và nhà vua cũng như các thượng tế và luật sĩ đã biết về việc Vua Do Thái hạ sinh, toàn thể Giêrusalem đều náo động.Vậy mà khi Chúa Giêsu xuất hiện trong sứ vụ công khai, hình như không một ai biết nhiều về Ngài hay mang một kỳ vọng gì nơi Ngài (Mt 13,54-56). Đặc biệt là Hêrôđê Antipa, con của Hêrôđê, không biết một điều gì về Ngài cả (Lc 9,7-9). Theo Luca, Elizabeth, mẹ của Gioan Tẩy Giả, là bà con với Maria, Mẹ của Chúa Giêsu, và như thế hai người con của họ phải có họ hàng với nhau. Vậy mà trong sứ vụ công khai, không có một chi tiết nào nói rằng Gioan Tẩy Giả là bà con của Chúa Giêsu, và trong Ga 1,33, vị Tẩy Giả đã nói rõ ràng “Tôi không biết người ấy”.
Đây không phải là bảng liệt kê toàn bộ những vấn đề đã đem lại nghi vấn về lịch sử tính của trình thuật về thời thơ ấu, chẳng hạn như bản gia phả của Chúa Giêsu trong Mátthêu cũng không phù hợp với bản gia phả của Chúa Giêsu trong Luca, và không một bản nào trong hai bản đó tránh khỏi những vấn đề nan giải. Vì thế, không phải là hoài nghi một cách vô cớ khi nói rằng không dễ gì mà phân loại một trình thuật là có tính lịch sử và trình thuật kia chỉ là tượng trưng. Đặc biệt, khi nói đến những chỗ mà Luca đã gán những kỷ niệm cho Đức Maria, chúng ta không những gặp phải những vấn đề tổng quát về lịch sử tính (chuyện kiểm tra dân số vừa bàn trên) mà còn gặp những vấn đề về việc mô tả có vẻ không chính xác những tập quán cũng như thái độ của Đức Maria khi đem Chúa Giêsu lên Giêrusalem. Trong Lc 2,22 và các câu tiếp sau, luật Do Thái về việc trình diện đứa con đầu lòng và việc thanh tẩy người mẹ đã được trình bày một cách lẫn lộn, và hình như người ta đã giả thuyết một cách lầm lẫn rằng Đức Maria đã không cần phải thanh tẩy (“thanh tẩy theo luật Do Thái”). Điều này nói lên là hình như những ký ức gia đình đã không được chính xác. Xin được phép nhấn mạnh một cách thẳng thắn là bạn nên để ý đến những gì tôi nói. Tôi không nói rằng những câu chuyện giáng sinh là không có tính lịch sử. Tôi đã đưa ra những lý do tại sao các nhà học giả nghĩ rằng một vài biến cố trong những câu chyện ấy có thể không có lịch sử tính. Tôi nghĩ rằng có những chi tiết lịch sử trong các câu chuyện giáng sinh, mặc dù cả hai bản của Mátthêu và Luca không hoàn toàn có tính chất lịch sử. Tôi luôn luôn nhấn mạnh rằng, ngoài việc không đồng ý với nhau về một số vấn đề cả hai tác giả vẫn đồng ý trên những gì mà chúng ta gọi là những điểm quan trọng nhất. Cả hai đều có kể lại việc báo trước sứ mạng cao cả của con trẻ trước khi được sinh ra. Điều đó có nghĩa là họ cùng quan điểm cho rằng có một sự chuẩn bị của Thiên Chúa quan phòng, và đó được xem như sự hiện hữu của mạc khải. Cả hai đồng ý về việc con trẻ được thụ thai mà không có người cha nhân loại - chứng minh hùng hồn của việc thụ thai đồng trinh. Cả hai cùng một quan điểm là con trẻ thuộc về nhà Đavid qua tông hệ của Giuse, và việc sinh hạ đã xảy ra trong thành Bêlem. Sau cùng, cả hai cũng đồng ý là thánh gia đã đi đến Nazaret lập nghiệp. Trên đây là những điểm tương đồng rất quan trọng, và tôi nghĩ rằng những chi tiết như thế có thể là đối tượng nghiên cứu về lịch sử tính. Tuy nhiên, tôi cũng thấy rằng một sự quan tâm quá thiển cận về lịch sử tính có thể làm cho chúng ta không nhìn thấy được giá trị lớn lao chứa đựng trong những câu truyện ấy. Trình thuật của Mátthêu về thời thơ ấu là một sách giáo lý được soạn thảo cẩn thận về sứ điệp căn bản của Kinh Thánh Do Thái nghĩa là Cựu Ước. Trong gia phả, chúng ta có những câu chuyện về các tổ phụ và các vua được nêu đơn giản bằng đến tên mà thôi, để chúng ta luôn nhớ rằng Chúa Giêsu là người thừa hưởng di sản những nhân đức được gán cho Abraham, Isaac, Giacob, David, Sôlômon, v.v. Trong một bài giảng mà tôi rất thích (được in lại trong A Coming Christ In Advent [Đức Kitô đang đến trong Mùa Vọng, NXB Liturgical Press, 1988], 16-26), tôi đã nhấn mạnh đến ý nghĩa của việc kể ra những tên xa lạ, như chúng ta thấy trong phần cuối của gia phả theo Mátthêu, như một phần của sứ điệp liên quan đến một Đấng Thiên Sai sẽ rao giảng cho những người không được coi là quan trọng theo tiêu chuẩn xã hội. Tôi cũng đã đưa ra những đoạn văn mang tính chất tiên tri trong câu chuyện thời thơ ấu của Mátthêu như là một cố gắng của tác giả muốn đưa những chứng từ của Isaia, Giêrêmia, Hôsê, v.v., vào trong sứ điệp giáng sinh. Câu chuyện Giuse trong Mátthêu, với những giấc mộng và cuộc hành trình qua Ai Cập, khơi lại câu chuyện của Cựu Ước về Giuse, ngay cả đến sự xuất hiện của một Hêrôđê bạo tàn ra lệnh giết các trẻ cũng khơi dậy biến cố vua Ai Cập tìm cách tiêu diệt Môisen. Tóm lại, điều mà Mátthêu làm là viết lại lịch sử của Israel, bởi vì đó là một nhập đề phải có và chính đáng của Phúc âm, mà phần mở đầu chính là việc thanh tẩy của Chúa Giêsu do tay Gioan Tẩy Giả. Tôi cũng thấy có một sứ điệp tương tự trong câu chuyện thời thơ ấu theo Luca, được viết với nhiều chi tiết cân phương đầy màu sắc nghệ sĩ hơn. Có một sự song song giữa việc truyền tin Gioan sinh ra và việc truyền tin Chúa Giêsu sinh ra, mà cao điểm là cảnh hai bà mẹ gặp nhau. Sau đó, lại có song song giữa việc sinh ra, việc cắt bì của Gioan, được tán dương bằng một bài ca và việc sinh ra, cắt bì, dâng hiến của Chúa Giêus, cũng được tán dương bằng một bài ca. Những mô típ của Cựu Ước trong Luca mang tính chất tinh tế hơn trong Mátthêu, nghĩa là, chỉ người nào biết Cựu Ước mới nhận ra rằng hoàn cảnh của Giacaria và Elizabeh hoàn toàn giống như hoàn cảnh của Abraham và Sara (quá già và son sẻ để có thể sinh con). Trong Lc 1,8, Giacaria dùng những lời như Abraham nói trong St 15,8. Việc dâng Chúa Giêsu vào đền thờ trước mặt ông già Simêon rất giống với việc dâng trẻ Samuel vào đền thờ trước mặt ông già Eli, ngay cả bài ca của Đức Maria (Magnificat) cũng rất giống với bài ca của Anna, mẹ Samuel (1 Sm 2,1-10). Như thế, theo kiểu chồng lên nhau, cả hai tác giả Phúc âm đã kể lại cho chúng ta những khung cảnh và nhân vật Cựu Ước chuẩn bị cho Chúa Giêsu. Tôi cũng muốn nêu lên rằng mỗi một câu chuyện về thời thơ ấu là một sự tiên báo của Phúc âm và sự công bố sứ điệp Phúc âm. Trong mỗi một câu chuyện, sứ điệp căn bản do Thiên thần phán ra là Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa, cùng đồng nghĩa (theo Kitô học) với chữ Thiên sai. Trong mỗi câu chuyện, sứ điệp đó đã được lãnh nhận với sự vâng lời, trong Mátthêu thì do Giuse và trong Luca thì do Maria. Trong mỗi câu chuyện, những người ngoại cuộc đã đến thờ lạy (các đạo sĩ trong Mátthêu và các mục đồng trong Luca) như là dấu chỉ rằng Phúc âm đã được đón nhận. Trong mỗi câu chuyện cũng có thái độ từ khước (Hêrôđê, các thượng tế và luật sĩ trong Mátthêu và trong Lc 2,34 thì ngầm chứa qua câu: “Trẻ này đã được sắp đặt để làm cho nhiều người trong Israel sa ngã và chỗi dậy”). Các trình thuật về thời thơ ấu chỉ được xem xét một cách đúng đắn khi nào chúng ta nhấn mạnh đến nội dung, tức là, bối cảnh Cựu Ước và căn tính căn bản Kitô học của Chúa Giêsu, bao gồm việc Ngài đến đã đòi hỏi con người phải quyết định, tự xét, và ngay cả thái độ thù nghịch (riêng đối với một vài cá nhân). Vì thế, phương pháp nghiên cứu ngày nay là tránh cả yếu tố thần thoại như đã gợi lên trong câu hỏi cũng như lẫn một hình ảnh ấu trĩ, quá tình cảm.. Trong các câu hỏi trên người ta chú ý đến việc quỷ ám và ma quỷ (các câu 50-51), vì thế, tôi nghĩ quan niệm về thiên thần cũng làm cho họ bận tâm. Cũng như đối với ma quỷ, trong vấn đề thiên thần, phải phân biệt bằng chứng nơi tư tưởng Do Thái trước (587-539 trước công nguyên) và sau thời lưu đày Babylon. Trong khi quan niệm cổ xưa của Israel tưởng tượng Thiên Chúa có một thiên đình, bao quanh bởi những vị được gọi là “con cái Thiên Chúa” mà ta có thể gọi là thiên thần, nhưng những vị được nhấn mạnh hơn cả vẫn là “các thiên thần của Chúa”. Đó không phải là một hữu thể tách biệt thực sự, nhưng là một biểu tượng trên mặt đất, và thường là hữu hình, cho sự hiện diện của chính Thiên Chúa. Do đó, trong cuộc gặp gỡ vĩ đại giữa Maisen và Thiên Chúa trên núi Sinai (Horeb) trong Xh 3, trước tiên, chúng ta thấy thiên thần của Chúa hiện ra với Maisen trong bụi cây bốc cháy nhưng rồi ngay sau đó, Thiên Chúa hiện ra và nói. Sau thời lưu đày, đã có một tiến trình phát triển trong quan niệm Do Thái về thiên thần, lúc đó thiên thần đã trở nên những hữu thể tách biệt và còn có cả tên gọi nữa. Trong Cựu Ước, có nêu tên Micae, Raphae và Gabriel. Thật là lý thú khi thấy tiếng vang của lịch sử nêu trên trong hai chuyện kể thời thơ ấu trong Phúc âm. Trong Mátthêu, chính thiên thần của Chúa hiện ra nhiều lần với Giuse trong giấc mơ và trao sứ điệp của Thiên Chúa cho ông. Mátthêu dùng ngôn ngữ của Cựu Ước để diễn tả mạc khải tự trời xuống, cho dù chúng ta có thể nghĩ là lúc đó Mátthêu đã liên tưởng đến một thiên thần thực sự hơn là đơn thuần dùng chữ thiên thần của Chúa để diễn tả sự hiện diện của Thiên Chúa. Về phần Luca thì ông cho biết tên của vị thiên thần báo tin là Gabriel, và không thể nghi ngờ được là Luca nghĩ đến một vị thiên thần cá biệt. Vì Gabriel là thiên thần mạc khải trong sách Daniel với nhiệm vụ giải nghĩa thị kiến vĩ đại vào thời cánh chung, sự hiện diện của ngài trong trình thuật thời thơ ấu của Luca là một dấu hiệu nói lên rằng những gì Daniel đã tiên báo nay đang thành sự thật - thời cánh chung nay đang đến qua việc thụ thai và giáng sinh của Chúa Giêsu. Bạn đã hỏi tôi thực sự có thiên thần hay không, và câu trả lời của tôi cũng giống như câu trả lời cho thắc mắc là có ma quỷ thật không. Nói gọn hơn là không có cách gì khác để chứng minh là không có thiên thần. Rõ ràng là Chúa Giêsu và các tác giả Tân Ước nghĩ rằng có thiên thần và đó cũng là quan niệm của Giáo hội từ lúc đó cho đến nay. Ai cũng nghĩ rằng Giáo hội qua quyền giáo huấn bất khả ngộ đã truyền dạy về sự hiện hữu của các thiên thần và vai trò bản mệnh của các ngài. Và trong bậc thang hữu thể, từ Thiên Chúa toàn năng xuống cho đến thụ tạo tầm thường nhất, thật là hợp lý khi các thiên thần có một chỗ đứng giữa Thiên Chúa và con người. Vì thế, tôi thấy có nhiều lý do thỏa đáng để tin rằng có thiên thần, và hầu như không có lý do gì để phủ nhận sự hiện hữu của các ngài. Thành thật mà nói, rất ít. Tôi không muốn đi sâu vào việc phân tích phức tạp câu truyện này trong Luca, nhưng nếu khảo sát câu chuyện ấy một cách kỹ càng thì sẽ thấy câu chuyện hầu như độc lập với những đoạn trước đó. Phản ứng của Đức Maria trước lời của Chúa Giêsu và tâm trạng bối rối của Đức mẹ thật khó hiểu nếu nhìn lại những điều đã được mạc khải cho Đức mẹ trước đó; nhưng cũng dễ hiểu nếu chấp nhận rằng câu chuyện của Chúa Giêsu lúc lên 12 tuổi đã từng là một câu chuyện độc lập. Tuy nhiên, sợ rằng tôi làm quý vị lẫn lộn với quá nhiều tài liệu, tôi xin tập trung vào chức năng của câu chuyện theo Luca. Trong Lc 1, một thiên thần đã chỉ cho Maria và độc giả thấy rằng Giêsu là Con Thiên Chúa. Trong Lc 3, tiếng của Thiên Chúa, lúc thanh tẩy, cho thấy Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa. Trong Lc 2, ngay trong câu chuyện của Chúa Giêsu lúc lên 12 tuổi, đây là lần đầu tiên Chúa Giêsu nói và tự Ngài đã coi Thiên Chúa là Cha của mình: “Cha mẹ không biết là Con phải ở trong nhà của Cha Con sao?” Vì thế, câu chuyện có tính cách Kitô học: một Giêsu của sứ vụ, nói và hành động như là Con Thiên Chúa, cũng đã nói và làm như là Con của Thiên Chúa ngay từ giây phút đầu xuất hiện. Cũng vậy, trong những phúc âm ngụy thư về thời niên thiếu của Chúa Giêsu, đã có một sự phản hồi của những hành động và lời nói đầy quyền năng từ sứ vụ của Chúa, phản ánh một khả năng tự biết mình của Người. Đàng sau nhận xét đó, chúng ta thấy có một ý muốn diễn tả một sự liên tục suốt cuộc đời của Chúa Giêsu. Ngay từ trong cuộc sống gia đình, Chúa Giêsu đã có sẵn sự hiểu biết và quyền uy mà sau này Ngài tỏ hiện trong cuộc đời rao giảng. Quả vậy, Chúa cũng đã không tránh khỏi một vài chống đối tương tự. Có lẽ quý vị cũng đã nghe chuyện kể trong sách phúc âm về thời thơ ấu theo thánh Tôma nói về việc trẻ Giêsu đã hoá đất sét thành chim bay được. Điều thường bị quên lãng qua câu chuyện này là người Do Thái nào đó đã thấy và đến phàn nàn cùng Giuse là Giêsu đã chơi đất sét trong ngày Sabbat - cùng một loại chống đối như trong thời gian sứ vụ của Chúa Giêsu. Do đó, chức năng của một vài câu chuyện thời niên thiếu thuộc thần học hơn là lịch sử. */* |
Q. 54. In your response to questions about the historicity of Jesus' life,
I noticed that you did not speak about his birth. You and others
supposedly claim the birth stories are not historical. Certainly I have never claimed that. I rarely make an absolute negative statement about historicity because such statements are forbiddingly hard to prove. The way I would phrase the issue is that there are reasons for thinking that the birth stories, which are found in the first two chapters of Matthew and the first two chapters of Luke, are not historical in some, or even many details. Two facts should be kept in mind in relation to that judgment. Roman Catholics sometimes assume that if one queries the historicity of the birth narratives, one is going against church teaching. That is not true. There is no official church statement in force that the birth narratives are literally historical. Indeed the statement of the Roman Pontifical Biblical Commission on "The Historical Truth of the Gospels" (Q. 40 above) very clearly concerned what the disciples heard and saw of Jesus during his public ministry and did not treat the stories of his birth. Afterwards, there was an attempt to have the Commission issue a statement on the historicity of the birth narratives; but it was abandoned in the late 1960s, presumably because such a statement would have been too complicated and perhaps have had to be too nuanced. The second factor involves why we have a tradition about what Jesus did and said. It is because people who had been with him were in a position to report those sayings and deeds, namely, the disciples and in particular the Twelve. But none of those disciples was present at the birth of Jesus, and so we cannot claim that we have apostolic witness to the birth events.
|