Câu 52. Cha đã được hỏi về lịch sử tính của nhiều khía cạnh trong trình thuật Phúc âm: những lời nói và phép lạ của Chúa Giêsu, và ma quỷ. Nhưng còn biến cố “cao điểm” trong Phúc âm thì sao? Tôi có nghe là những nhà thần học nổi tiếng, kể cả Công giáo, nói rằng đức tin của họ sẽ không bị đảo lộn nếu người ta tìm thấy xác của Chúa Giêsu tại Palestine. Trong tư cách là một học giả Kinh Thánh, cha có nghĩ cần thiết phải tin vào sự sống lại thể lý (physical) không? Câu hỏi của bạn nêu lên một vấn đề rộng lớn, nhưng là một vấn đề không được tránh né hoặc được giải quyết không chính xác. Qua lời nói và văn bản, nhiều lần tôi cũng đã nói là lời tuyên bố của một người ngày nay khi nói “đức tin của tôi sẽ không bị xáo trộn nếu người ta tìm thấy xác của Chúa Giêsu tại Palestine” là không thích đáng. Chúng ta không buộc phải tin vào việc Chúa Kitô sống lại dựa trên uy tín của một nhà thần học hiện đại nào. Nhưng chúng ta buộc phải tin vào việc sống lại dựa trên uy tín của các nhân chứng tông đồ. Do đó, câu hỏi phải là: lòng tin của Phêrô hay Phaolô có bị xáo trộn nếu người ta tìm thấy xác của Chúa Giêsu tại Palestine không? Tôi luôn giữ lập trường về chứng cớ hiển nhiên của Kinh Thánh nêu rõ sự kiện là Phêrô và Phaolô đã rao giảng một Chúa Giêsu sống lại mà thân xác không bị hư hoại trong mồ. Trong Tân Ước không có một chút chi tiết cỏn con về bất cứ Kitô hữu nào nghĩ rằng xác của Chúa Giêsu vẫn đang bị hư hoại trong mộ. Vì thế, tôi nghĩ rằng chứng cớ hiển nhiên của Kinh Thánh nghiêng nhiều về việc thân xác Chúa Giêsu đã sống lại thật. Có thể bạn phải để ý rằng: bạn hỏi tôi về sự sống lại thể lý (physical resurrection) và tôi lại trả lời về sự sống lại của thân xác (bodily resurrection). Câu hỏi về sự sống lại thể lý đụng chạm đến bản tính của thân thể phục sinh: việc này có nhiều tranh cãi. Vấn đề căn bản là sự sống lại của thân xác. Có phải là cái xác được chôn trong mồ vào ngày thứ sáu đã sống lại trong vinh quang, đến nỗi không còn ở trong mồ nữa hoặc mục nát trong lòng đất? Tôi trả lời câu hỏi đó bằng cách khẳng định theo các chứng cớ Kinh Thánh. Sau khi làm rõ điều đó, tôi xin thêm vài yếu tố giúp làm sáng tỏ lý do tại sao có những chống đối và lý do các nhà thần học dùng kiểu nói riêng của họ khi nói về thân xác của Chúa Giêsu Phục sinh. Xét về chứng cớ hiển nhiên của Tân Ước, những chuyện kể về việc tìm thấy ngôi mộ trống trong bốn Phúc âm thường được xem là thuộc một truyền thống trễ hơn. Lý do của kết luận này là khi Phaolô giảng về Chúa Giêsu phục sinh, ông đã không bao giờ kể về câu chuyện tìm thấy mồ trống, hay là nhắc đến mộ Chúa Giêsu. Cá nhân tôi không nghĩ rằng sự im lặng đó đáng lo ngại cho mấy, vì Phaolô đã không nói gì đến những chi tiết lịch sử về sứ vụ Chúa Kitô. Cho dù ngày nay chúng ta vẫn có thể giảng tràng giang đại hải về sự phục sinh mà không cần đi vào chi tiết tìm thấy ngôi mộ trống. Một yếu tố khác làm cho các học giả nghĩ rằng những câu chuyện đó thuộc về một truyền thống trễ hơn là những chi tiết khác nhau trong câu chuyện: một thiên thần hay hai thiên thần, đứng hay ngồi, ngôi mộ đã được mở sẵn rồi hay được một thiên thần từ trời xuống mở, những lời thiên thần nói. Tôi nghĩ rằng những khác biệt này trong các Phúc âm như là phản ánh sự phát triển của truyền thống truyền khẩu. Nhưng nằm bên dưới những sự khác biệt này là một truyền thống vững chắc được bốn Phúc âm chứng thực rằng ngôi mộ đã trống trong ngày Phục Sinh. Theo tôi, tính xác thực của truyền thống này là vấn đề chính, chứ không phải là thời hạn trễ muộn của các mẫu chuyện khác nhau chứa đựng truyền thống đó. Ngay cả sự kiện Maria Mađalêna được ghi nhớ trong các Phúc âm (và bà là nhân chứng căn bản trong việc tìm thấy ngôi mộ trống) cũng hỗ trợ cho luận cứ đó là một kỷ niệm lịch sử của Kitô giáo. Hơn nữa, một thí dụ người ta hay đưa ra là, nếu có một người Do Thái không tin nào đó đã đến và chỉ tay vào thi thể của Chúa Giêsu trong ngôi mộ, thì việc rao giảng của Kitô giáo về sự Phục Sinh đã không thể có được. Nếu vậy thì tôi không thấy có lý do gì để nghĩ rằng sự kiện ngôi mồ trống không phải là sự kiện lịch sử. Dĩ nhiên, tôi nghĩ rằng ngôi mộ có thể trống do nhiều lý do khác nhau. Các tác giả Phúc âm cũng nghĩ như vậy. Trong Ga 20, câu phỏng đoán đầu tiên của Maria Mađalêna về lý do ngôi mộ trống vì đã có người lấy xác đi rồi. Mt 28,13-15 kể lại việc người Do Thái loan rằng các môn đệ đã ăn cắp xác Chúa vào lúc ban đêm. Sự kiện mồ trống không chứng minh việc sống lại; nhưng đúng hơn, sự sống lại trở nên cái mốc tiêu chuẩn để giải nghĩa sự kiện mồ trống. Chuyện ngôi mộ trống gợi ý cho tôi biết rằng công việc rao giảng sự phục sinh ngầm hiểu rằng xác của Chúa đã không thể tìm thấy, và như thế, cũng ngầm chứa khía cạnh thân xác của việc Chúa Giêsu sống lại. Một yếu tố khác mà những người Công giáo Rôma phải coi trọng là giáo huấn của Giáo hội. Theo tôi thì sự sống lại của thân xác Chúa Giêsu trình bày lại quyền giáo huấn thông thường của Giáo hội theo nghĩa là nó đã được đưa ra dưới hình thức tín lý bất khả ngộ (Tôi không nói rằng điều này đã được đưa ra qua con đường giáo huấn ngoại thường của Giáo hội trong các bản văn tín điều, Công đồng, hay do Giáo hoàng ký duyệt, nhưng là một phần của giáo huấn và am hiểu tổng quát và hoàn vũ của Giáo hội trải qua các thời đại). Những nhà thần học hệ thống, có tinh thần trách nhiệm, đã đặt câu hỏi về vấn đề này bằng cách nhấn mạnh rằng từ ngữ “thuộc về thân xác” có thể không là thành phần của giáo huấn bất khả ngộ. Họ có quyền theo cái nhìn của họ. Nhưng tôi muốn nêu rõ là trong những năm gần đây, dù bất cứ nơi nào, khi sự thách đố của vấn nạn phục sinh thân xác được đặt ra, thì giáo quyền đã phản ứng rất nhanh và quyết liệt, với mục đích ít là cơ quan Giáo hội phụ trách về giáo lý không coi sự phục sinh không thân xác (nonbodily resurrection) như là một lựa chọn khác để dạy trong các môi trường Công giáo. Bởi vì tôi nghĩ rằng sự phục sinh thân xác phải được coi là bất khả ngộ nên tôi không do dự để nại đến điều đó như là lý do của niềm tin của tôi - không phải là đối nghịch nhưng hoà nhịp với chứng cớ hiển nhiên của Kinh Thánh. (Tôi không bao giờ thấy quyền bính của Giáo hội như là một yếu tố thuần túy ngoại lai. Giáo hội truyền dạy về một vấn đề một cách có uy quyền là vì Giáo hội đã tồn tại với Kinh Thánh và đã rao giảng Kinh Thánh trải qua bao thế kỷ và đã được Chúa Thánh Thần hướng dẫn trong công việc giải thích Kinh Thánh). Tuy nhiên, hai yếu tố mà tôi vừa nói đến, nghĩa là lý thuyết của vài học giả nói rằng câu chuyện mồ trống là một triển khai sau này trong Tân Ước và sự bất đồng của vài học giả về tính chính xác của giáo huấn Giáo hội, phải được luôn ghi nhớ trong khi tìm hiểu tại sao có sự tranh luận về việc sống lại của thân xác. Thế nhưng, người ta có thể giữ vững lập luận rằng đa số các nhà học giả Kinh Thánh trung dung sẽ nhận ra rằng sự phục sinh của thân xác là điều mà các tác giả và giảng thuyết Tân Ước nói đến, và đa số các nhà thần học trung dung sẽ giữ lập trường rằng sự phục sinh thân xác là một giáo lý bất khả ngộ do quyền giáo huấn thông thường của Giáo hội truyền dạy. Đối với những người không Công giáo, vấn đề cuối này có thể không quan trọng; thế nhưng nhiều người trong số đó vẫn nhấn mạnh đến sự phục sinh thân xác như là một phần của tính cách không sai lầm của Kinh Thánh.
Tôi tránh né từ này vì nhiều lý do dựa trên Kinh Thánh. Trong 1Cr 15,42-50, Phaolô bàn đến sự phục sinh thân xác. Chúng ta nên nhớ rằng Phaolô đã thấy Chúa Giêsu Phục sinh; vì thế, tôi đoán là sự diễn tả của ngài về sự phục sinh của các Kitô hữu mang ảnh hưởng của kinh nghiệm bản thân về sự sống lại của Chúa Giêsu. Ngài cho rằng thân xác sống lại sẽ là thiêng liêng/tinh thần (spiritual) chứ không phải “psychikos”, mà nhiều người dịch là thể lý (physical). Cho dù có bàn cãi về dịch chữ đó như thế nào chăng nữa, chắc chắn lập trường của Phaolô là những gì ở trong ngôi mộ sẽ được sống lại với những đặc tính rất khác nhau. Thân xác sẽ có biển đổi lớn lao đến nỗi ngài có thể xác nhận rằng “xác thịt và máu huyết không thể thừa hưởng Nước Thiên Chúa” (1Cr 15,50). Phaolô nghĩ đến thân xác sống lại, nhưng sự biến đổi mà cách nói của ngài cho thấy, có vẻ như là đem thân xác phục sinh ra khỏi thế giới thể lý để vào thế giới thiêng liêng. Cũng vậy, trong khi các đoạn Phúc âm diễn tả rõ ràng sự hiện ra của Chúa Giêsu phục sinh trong thân xác, những sách đó lại gán cho Chúa Giêsu những đặc tính không phải là những đặc tính của một thân xác thể lý như chúng ta biết, chẳng hạn có khả năng di chuyển qua cửa đóng kín, đi từ nơi này đến nơi khác với tốc độ nhanh không thể tưởng, và hiện ra bất thình lình. Tôi xin tiếp tục nêu trước một vấn nạn phủ định. Chỉ có một tác giả Tân Ước gán những đặc tính thể lý cho thân xác sống lại, đó là trong Lc 24,41-42 khi ông diễn tả Chúa Giêsu đang ăn. (Điều này đi xa hơn việc xác quyết rằng thân xác phục sinh của Chúa Giêsu mang những dấu vết của thập giá, những xác quyết này không chỉ có trong Luca mà còn trong Gioan nữa). Chúa Giêsu phục sinh có ăn được không? Điều đáng để ý là ngay trước đoạn Lc 24,39, tác giả nói về thịt và xương của Chúa Giêsu Phục sinh, trong khi đó thì Phaolô quả quyết là thân xác phục sinh không phải là xác thịt và máu huyết nhưng là tinh thần. Cái nhìn nào đúng nếu chúng ta thấy có một khác biệt quan trọng giữa hai cái nhìn trên? Phaolô đã thấy Chúa Giêsu phục sinh; không có xác nhận nào về việc này nơi Luca. Với mục đích nhấn mạnh đến tính cách có xác có thịt (corporality) của Chúa Giêsu phục sinh (như tôi đã xác quyết trên, là điều được nhiều học giả chấp nhận), phải chăng Luca đã quá nhấn mạnh tính cách thể lý (physicality)? Như nhiều học giả khác, tôi cũng có khuynh hướng ủng hộ lập trường của Phaolô và nghĩ rằng trình thuật sống động của Luca thực sự không ngoài mục đích nhấn mạnh tính cách có thân xác đích thực. Trong khả năng phán đoán của tôi, những đặc tính của thân xác phục sinh là một vấn đề mở ngỏ; và tôi cũng nghĩ rằng điều đó cũng đúng, ngay cả trong quyền giáo huấn của Giáo hội Công giáo. Trong khi tôi nghĩ là Giáo hội đã truyền dạy sự kiện thân xác sống lại một cách vô ngộ, tôi vẫn không thấy có chứng cớ hiển nhiên rằng Giáo hội đã truyền dạy một cách vô ngộ về những chi tiết đặc thù về những đặc tính của thân xác sống lại của Chúa Giêsu và tính cách thể lý của thân xác. Vì thế, tôi đề nghị tránh từ “thể lý” và dùng từ “thân xác”. Từ thân xác, dù sao đi nữa, cũng gần với vấn đề thực tế hơn. Tất cả những điều trên đây có thể diễn tả bằng việc nhấn mạnh hai yếu tố trong sự sống lại: sự tiếp nối và sự biến đổi. Sự tiếp nối là việc thân xác Chúa Giêsu, được chôn trong mộ, đã thực sự sống lại. Sự biến đổi là thân xác sống lại hầu như khác biệt không thể miêu tả được so với thân xác thể lý đã từng sống trên mặt đất. Như thế, khi có ai nói về “sự sống lại về thân xác”, những người chống đối quan niệm đó không nên chế giễu điều đó như thể nó đương nhiên bao hàm một sự hiểu biết hoàn toàn thể lý, đến độ có thể trình chiếu sự sống lại đó cho một đám đông khán giả. Phaolô đã tinh tế hơn nhiều khi nói về sự phục sinh thân xác, và chúng ta cũng phải như vậy. */* |
Q. 52. You have been questioned about the historicity of many aspects of
the Gospel story: Jesus' sayings, his miracles, demons. But what about the
crowning event in the Gospel story? I have heard that reputable
theologians, including Catholics, say that their faith would not be upset
if the body of Jesus was discovered in Palestine. Do you as a biblical
scholar think it necessary to believe in a physical resurrection? Your pointed question raises a large issue, but an issue that I do not think we can afford to avoid or treat without precision. I have many times, both verbally and in writing, maintained that the statement of anyone today that "my faith would not be disturbed if they found the body of Jesus in Palestine" is quite irrelevant. We are not asked to believe in the resurrection of Christ upon the authority of any modern theologian. But we are asked to believe in the resurrection upon the authority of the apostolic witnesses. Therefore the question must be: Would the faith of Peter or Paul be disturbed if they found the body of Jesus in Palestine? I maintain that the biblical evidence points to the fact that Peter and Paul preached a risen Jesus whose body had not corrupted in the grave. There is not an iota of New Testament evidence that any Christian thought the body of Jesus was still in the grave corrupting. Therefore, I think that the biblical evidence greatly favors the corporeal resurrection of Jesus. You may note that you asked about the physical resurrection and I responded in terms of bodily resurrection. The question of physical resurrection touches on the nature of the risen body and about that there may be dispute. The basic issue is bodily resurrection. Was the body that was placed in the tomb on Friday raised into glory so that it no longer remained in the tomb or rotting in the earth? And that question I answer affirmatively according to the biblical evidence. Having been clear on that point, let me add some factors that may clarify why objections are raised or why theologians speak the way they sometimes do about the body of the risen Jesus. In terms of the New Testament evidence, the stories of the finding of the empty tomb narrated in all four Gospels are often designated as late. The reasons for that include the fact that while Paul preaches the risen Jesus, he never narrates the story of the finding of the empty tomb, or mentions the tomb of Jesus. Personally, I do not find that silence very alarming, since Paul mentions practically nothing else about the historical details of the ministry of Jesus. Even today one could preach on the resurrection at length without getting into the matter of the finding of the empty tomb. Another factor that suggests to scholars that the stories are late are the varying details in the narrative: one angel or two angels, standing or sitting, the tomb already opened, or opened by an angel who descends, what the angel says. These variations in the Gospels I would regard as reflecting the oral development of the tradition. But underlying all such variations is a solidly attested tradition by all four Gospels that the tomb was empty on Easter morning. To me the authenticity of that tradition, not the lateness of the varying stories in which it is contained, is the issue. The very fact that Mary Magdalene is remembered in the Gospels (and she is the basic witness to the finding of the tomb) favors the thesis that this was a historical Christian memory. Moreover, as often pointed out, if any Jewish nonbeliever could have gone and pointed to the body of Jesus in a tomb, the Christian proclamation of the resurrection would have been impossible. I see no reason to think then that the emptiness of the tomb of Jesus is not historical.
Another factor that must be taken into account by Roman Catholics is
church teaching. In my opinion the bodily resurrection of Jesus represents
the teaching of the ordinary magisterium of the church in such a way that
it comes under the rubric of infallibly taught doctrine. (I do not claim
that this is taught by the extraordinary magisterium of the church
exercised in creedal, conciliar, or papal definitions, but that it is part
of the general and universal teaching and understanding of the church
throughout the ages.) Very responsible systematic theologians have queried
this by insisting that the precision bodily is not provably part of the
infallible teaching. They are entitled to their view; but I do point out
that in recent years where the bodily resurrection has been challenged,
the reaction of church authority has been swift and definite, so that at
least the office of the church that supervises doctrine does not regard a
nonbodily resurrection as an alternative to be taught in Catholic circles.
Because I judge bodily resurrection to be taught infallibly, I do not
hesitate to invoke that as a reason why I believe it-not over against the
biblical evidence, but in consonance with the biblical evidence. (I never
see the church's authority as a purely extrinsic factor; the church
teaches authoritatively on such issues because it has lived with the Bible
and proclaimed it over the centuries and has been guided by the Holy
Spirit in interpreting the Bible.)
|