Chúng ta có thể chắc chắn về những lời mà Máccô, Mátthêu, Luca và Gioan đã viết. Đó chính là ơn linh hứng của Chúa Thánh Thần và ân ban của Thiên Chúa. Khi tìm cách vượt lên trên những Phúc âm đã thành văn để tái tạo những giai đoạn trước đó, chúng ta đang thể hiện tính hiếu kỳ, hoàn toàn thông cảm được, của con người thời nay. Nhưng chúng ta phải chấp nhận rằng chính Thiên Chúa, trong sự quan phòng của Ngài, đã không cho chúng ta biết về những giai đoạn đó. Do đó, những sự tái tạo như thế luôn luôn chịu thiệt thòi do những hạn chế của các phương pháp nghiên cứu. Trong vài trường hợp, khi khảo sát một lời phát biểu và những biến thể của nó nơi hai, ba hoặc bốn cuốn Phúc âm, chúng ta có thể đạt đến tình trạng có vẻ rất hợp lý xét về mặt hình thức khi Chúa Giêsu phát biểu điều đó; và qua giải thích, chúng ta có thể biết chắc sự phát triển đã xảy ra trong truyền thống nào. Trong những lần khác, chúng ta không thể đạt được tình trạng có vẻ hợp lý như thế, và đành phải chấp nhận hai hình thức khác biệt của cùng một lời phát biểu của Chúa Giêsu. Dĩ nhiên, không phải là không thể xảy ra việc Chúa nói cùng một chuyện nhưng bằng hai cách khác nhau; nhưng chúng ta đừng coi kiểu giải thích này như là một kiểu giải thích bình thường. Lời giải thích bình thường là trong vòng ba mươi đến năm mươi năm của việc rao giảng bằng truyền khẩu, cùng một câu nói đã trải qua nhiều sự biến dạng. Nếu nhìn vào kinh nghiệm riêng của mình, các bạn cũng sẽ thấy rằng những phát triển tương tự cũng đã xảy ra khi truyền đạt bằng lời nói. Tôi xin có hai nhận xét tích cực để bạn khỏi thất vọng khi chỉ đưa ra những hạn chế - những hạn chế này không thuộc trách nhiệm của các nhà chuyên môn Kinh Thánh, vì chúng ta đâu phải là những người viết Phúc âm. Những khác biệt và biến thể trong những câu nói của Chúa Giêsu, được thuật lại trong bốn Phúc âm, một cách khách quan đã xảy ra trước thời chúng ta. Tất cả những gì mà các nhà chuyên môn Kinh Thánh đang cố gắng làm là giải thích những dị biệt đã có sẵn trong mười chín thế kỷ qua. Nhận xét thứ nhất về mặt tích cực của hoàn cảnh này là những biến thể tường thuật một câu nói, mà chúng ta tìm thấy trong Phúc âm, cho chúng ta thấy giá trị đa phương của lời giáo huấn này. Nó đã được phát triển qua nhiều cách thế khác nhau, bởi vì nó chứa đựng cái khả năng áp dụng cho nhiều hoàn cảnh khác nhau với những sắc thái dị biệt. Tôi so sánh những biến thể trong bốn Phúc âm với trường hợp một viên kim cương hay viên ngọc rất lớn được trưng bày trong một phòng của viện bảo tàng. Viên ngọc nằm trên một cái giá giữa nhà, có kiếng bao quanh và đèn chiếu sáng từ khắp phía. Khi một người bước vào để xem thì chỉ thấy một góc cạnh của viên ngọc và thán phục vẻ đẹp của nó, nhưng chỉ khi nào đi hết một vòng bốn phía chung quanh, thì người ấy mới thấy hết được toàn bộ viên ngọc và vẻ đẹp của nó. Những biến thể mà các tác giả viết Phúc âm đã giữ lại, hoặc chính các ngài đã đưa ra, đều là những cách thế hiểu biết khác nhau về cùng một lời giáo huấn của Chúa Giêsu. Nhận xét tích cực thứ hai nhắc cho chúng ta nhớ rằng khi Chúa Giêsu nói, nhiều người đã không hiểu và đã không tin Ngài. Nếu có một cuốn bằng ghi lại lời giảng của Chúa Giêsu, người ta sẽ có một sứ điệp nhưng thường thì không hiểu được. Điều chúng ta có được qua sự phát triển của truyền thống, được trình bày nơi bốn Phúc âm, là một sứ điệp bắt nguồn từ đức tin, và được thích nghi để đem lại đức tin cho một cử tọa có khả năng lĩnh hội. Nhận xét này giúp chúng ta hiểu tại sao trong sự quan phòng của Thiên Chúa, Chúa Thánh Thần đã không linh hứng một trình thuật đúng lời, đúng chữ về lời nói và việc làm của Chúa Kitô, nhưng lại là một quá trình gạn lọc từ một truyền thống được phát triển. Việc lặp đi lặp lại không nhất thiết đem lại đức tin. Bổn phận của người viết Phúc âm khi bảo tồn, thích nghi, giải thích và sắp đặt, góp phần vào việc làm cho các Phúc âm trở thành “Tin Mừng”.
Thành thật mà nói thì tôi không thể làm được. Và nếu tôi tìm cách trả lời, tôi phải lưu ý các bạn rằng những nhà chuyên môn khác sẽ đưa ra những câu trả lời khác với tôi. Câu trả lời tùy thuộc rất nhiều vào các tiêu chuẩn dùng để xác định tính xác thực. Và tôi thấy nơi một vài nhà chuyên môn, trong khi muốn hoàn toàn xác thực, đã nghiêng về tối thiểu hoá khi bàn đến tính xác thực đó. Tôi thì có khuynh hướng bảo thủ hơn trong vấn đề này; và lập trường của tôi là những khai triển bên kia những lời xác thực của Chúa Giêsu phải được chứng minh hay có thật, chứ không được đơn thuần giả thuyết. Nhiều nhà chuyên môn cấp tiến lại bắt đầu từ phần kết luận và lý luận rằng chúng ta phải giả thuyết rằng Giáo hội đã tự tạo ra những truyền thống, trừ phi chứng minh được là bắt nguồn từ Chúa Giêsu. Tôi xin hỏi rằng có hợp lý không khi mà những người rao giảng về Chúa Giêsu đã thực sự không mấy quan tâm về những gì Ngài nói, nhưng chỉ quan tâm về những điều họ tạo ra để nói về những điều liên quan đến Ngài? Toàn bộ ý chính trong lập trường của Ủy ban Giáo hoàng về Kinh Thánh về “sự thật có tính cách lịch sử của các Phúc âm” (câu 40) là nhấn mạnh một sự tiếp nối đầy đủ từ Chúa Giêsu đến các Phúc âm, và tôi đồng ý với lập trường này. Trong một số giải đáp, nhất là từ những phong trào khá cấp tiến trong lãnh vực nghiên cứu hiện đại về Kinh Thánh, người ta đưa vào một yếu tố khác khi bàn đến các phép lạ. Không ai nghi ngờ rằng con người có thể dùng ngôn từ để nói, nhưng một số người trong thế giới ngày nay vẫn nghi ngờ là có phép lạ. (Ở đây tôi không đi sâu vào định nghĩa một phép lạ, như là phép lạ có vượt trên những định luật thiên nhiên hay không, v.v. Tôi không muốn lạm dụng những mỹ từ trong ngôn ngữ. Ai trong chúng ta cũng đều biết vấn đề ở đây là: người bệnh được chữa lành, kẻ chết sống lại, bão tố yên lặng, v.v). Học giả nổi tiếng người Đức, Rudolf Bultmann, đã không xếp các phép lạ trong Phúc âm vào loại lịch sử; ông dựa trên lý thuyết tổng quát của triết học là người hiện đại không tin vào phép lạ. Như nhiều người khác, tôi không để cho một câu trả lời theo cái nhìn triết học như vậy chi phối một vấn đề về lịch sử tính. Một sự hiểu biết triết học hiện đại về thực tại không được coi là đúng 100% và là chuẩn mực cho những điều có thể xảy ra. Cũng không thể chắc chắn thực sự là người thời nay không tin vào phép lạ. Dù cho có người kết luận hồ đồ rằng những người tin vào phép lạ thì không thức thời, tôi nghĩ rằng, nếu có ai chịu khó đếm thử, thì chắc số người tin vào những điều lạ lùng sẽ đông hơn số người không tin. Theo phán đoán của tôi, các phép lạ cũng phải được xem xét như những lời nói của Chúa Giêsu. Nếu người ta đi ngược lại từ các Phúc âm để đến truyền thống có trước đó (và các tác giả Phúc âm đã xác tín rằng Chúa Giêsu đã làm phép lạ), họ tìm thấy những bằng chứng Chúa Giêsu là Đấng chữa lành cùng thời với bằng chứng Ngài kể các dụ ngôn. Do đó, xét về tính cách cổ xưa của truyền thống Kitô giáo, tôi không thấy một lý do nào để gạt phần phép lạ ra khỏi sứ vụ của Chúa Giêsu. Thật vậy, một trong những hoài niệm cổ xưa nhất về Chúa Giêsu, có lẽ là việc Ngài đã thực hiện những việc kỳ diệu - một hoài niệm đã được lưu hành không những giữa những tín hữu, nhưng còn nơi những người không tin. Nhà sử học Do Thái Josephus đã có một đoạn nổi tiếng về Chúa Giêsu mà ít là một phần của nó có vẻ xác thực. Trong những năm 90, ông đã viết (Antiquities 18.3.3; #63): “Ông ta [Giêsu] là một người đã làm những việc lạ lùng, một thầy dạy dân chúng, họ đã hân hoan đón nhận chân lý”. Theo thiển ý của tôi, cả hai yếu tố trên, người thực hiện và thày dạy, đều là thành phần của truyền thống đích thực. Câu 48. Một lần nữa, chúng ta có thể bàn một cách cụ thể hơn không? Cha nói rằng, theo cái nhìn cá nhân, truyền thống chung về những phép lạ của Chúa Giêsu là một kỷ niệm có thật trong lịch sử - Chúa Giêsu đã làm những việc lạ lùng qua việc chữa lành, v.v., nhưng xét theo từng phép lạ riêng rẽ, chúng ta có thể biết Chúa Giêsu đã làm phép lạ đó không? Xin lặp lại lần nữa, khi tìm cách vượt ra khỏi các trình thuật Phúc âm để đến thời kỳ tiền Phúc âm, chúng ta phải cân nhắc các bằng chứng. Có phải là bạn muốn nói về một phép lạ được bảo tồn trong tất cả các truyền thống Phúc âm, chẳng hạn phép lạ hoá bánh, hay là bạn muốn nói về một phép lạ chỉ được bảo tồn trong một cuốn Phúc âm thôi? Nếu câu trả lời là chỉ trong một cuốn Phúc âm thôi, thì điều đó không có nghĩa là tác giả hoặc truyền thống của ông đã tạo nên phép lạ đó. Điều đó cũng cho phép nghĩ rằng rất có thể là câu chuyện về phép lạ đó xuất phát từ một sự hiểu biết sau này về Chúa Giêsu. Khi những truyền thống khác nhau có cùng một phép lạ, rõ ràng là bằng chứng về phép lạ đó thuộc giai đoạn kỳ cựu hơn. Tôi xin đưa ra một thí dụ điển hình. Trong Mc 11,14 chúng ta thấy Chúa Giêsu nguyền rủa một cây vả; và trong Mc 11,20-21 các môn đệ thấy cây vả bị khô héo vào ngày hôm sau. Nơi Mt 21,19 chúng ta cũng thấy Chúa Giêsu nguyền rủa cây vả và nó khô héo liền. Bạn nghĩ là trình thuật nào chứa đựng một truyền thống kỳ cựu và ít được mở rộng hơn? Ngay lập tức hầu hết các học giả đều chọn trình thuật của Máccô bởi vì khi so sánh các trường hợp giống nhau thì Mátthêu có thói quen tạo cho các phép lạ có kịch tính, mạnh mẽ hơn. Khi lật qua Phúc âm Luca, chúng ta thấy trong Luca không có việc nguyền rủa cây vả, nhưng trong đoạn Lc 13,6-9 lại có dụ ngôn về một cây vả trong đó một người muốn chặt nó đi vì đã không tìm được trái nào. Người thợ vườn nho xin ông ta cho thêm một năm nữa để bón phân và chăm sóc, và chỉ khi đó, nếu nó vẫn chưa sinh trái thì sẽ chặt nó đi. Những chi tiết trên có phải là phản ảnh của một cùng một biến cố trong cuộc đời của Chúa Giêsu không? Nếu phải, thì bản văn nào là chính: phép lạ nguyền rủa và làm cây vả khô héo hay là dụ ngôn về ý định sẽ chặt cây vả nếu nó không sinh trái? Một số người không tin vào phép lạ, sẽ chọn dụ ngôn của Luca là nguyên bản hơn. Còn những người khác, vì biết Luca có khuynh hướng làm dịu lại những gì diễn tả phẫn nộ của Chúa, có thể lập luận rằng cơn giận của Chúa Giêsu đã được chuyển dịch qua hình dạng một dụ ngôn. Đó là điều tôi nhắm đến khi nghiên cứu từng câu chuyện phép lạ theo giá trị riêng biệt của chúng, và đánh giá một truyền thống hay những truyền thống đã ghi lại phép lạ đó, và khuynh hướng của những truyền thống này trước khi phán đoán về lịch sử tính của một phép lạ. Khẳng định rằng một truyền thống phép lạ về Chúa Giêsu là xác thực không đòi hỏi chúng ta phải chấp nhận lịch sử tính theo nghĩa mặt chữ của mỗi phép lạ. Tuy nhiên, tôi xin mạnh mẽ cảnh giác quý vị về một khuynh hướng hiện đại hóa các phép lạ theo một cách thức tự do, chẳng hạn, việc giải thích phép lạ hoá bánh theo nghĩa Chúa Giêsu đã đánh động lòng dân chúng hiện diện đến nỗi họ đã mở các túi xách và lấy ra thực phẩm dấu trong đó. Điều đó hoàn toàn vô lý. Đó không phải là điều các Phúc âm kể lại, nhưng chỉ là một cố gắng tránh né ý nghĩa của câu chuyện được kể lại. Một thí dụ khác là giải thích biến cố Ngài đi trên nước theo nghĩa là đi chỗ nước không sâu. Cách giải thích nông cạn chứ không phải chỗ Ngài đi nông cạn.
Tôi không muốn đi vào vấn đề của những phép lạ chữa bệnh thời nay. Dĩ nhiên, có nhiều phép lạ đã được nêu lên trong việc phong thánh và tôi chấp nhận sự nghiêm túc của những cuộc điều tra về các hiện tượng ấy. Vấn đề thực sự thì rộng lớn hơn, nghĩa là, nếu các phép lạ có xảy ra thời nay thì đó cũng không phải là thành phần của cách chữa bệnh thông thường của chúng ta. Vì vậy, vấn đề vẫn là làm thế nào mà sứ vụ của Chúa Giêsu đầy dẫy những lần chữa lành lạ lùng giúp ích cho chúng ta trong tương quan giữa chúng ta với Thiên Chúa và trong sự hiểu biết của chúng ta về nhu cầu của con người. Ở đây, tôi nghĩ chúng ta có thể trả lời hoàn toàn khẳng định, miễn là chúng ta phải phân tích đúng đắn điều bất lợi trong hai thế giới quan khác nhau. Nếu bây giờ chúng ta gặp một cậu bé bất thình lình ngã ra rồi bắt đầu giãy dụa và sùi bọt mép, dù thiếu hiểu biết về y khoa, nhưng ngay lập tức chúng ta cũng có thể đoán đó là một trường hợp bị động kinh và lo đem cậu bé đến bác sĩ và, nếu chẩn đoán đúng là bệnh động kinh, bác sĩ sẽ điều trị bệnh theo y khoa. Chúng ta sẽ không bao giờ nghĩ đến chuyện trục xuất ma quỷ ra khỏi cậu bé. Nhưng đó là điều mà Chúa Giêsu đã làm trong Mc 9,14-27. Tôi không nghĩ là Chúa Giêsu có kiến thức về khoa học hiện đại, hoặc cũng không cho rằng một bác sĩ ngày nay, một cách nào đó đi vào được thời xa xưa đó, lại phán đoán rằng trường hợp này là do quỷ ám hơn là bị động kinh. Có hai thế giới quan khác nhau, một mang tính chất khoa học, một theo quan điểm thần học. Câu trả lời không phải là nền y học hiện đại là sai, hoặc là chúng ta phải tin rằng tất cả những trường hợp quỷ ám trong Phúc âm (kể cả quỷ ám một căn nhà hay một bầy heo) đều phải được chấp nhận như là những trình thuật sự kiện mang tính lịch sử. Sống trong thế giới quan của thời Ngài, Chúa Giêsu, khi chữa lành bằng cách xua đuổi ma quỷ, đã xác định rằng bệnh tật không chỉ là một sự yếu đuối về thân xác nhưng còn là một biểu hiện của quyền lực ma quỷ trong thế gian. Tôi không thấy lý do tạo sao ngay cả các kitô hữu tân thời nhất lại có vấn đề với quan niệm này. Nếu chúng ta tin rằng, khi Thiên Chúa hoàn thành chương trình của Ngài, không những lúc đó “các linh hồn sẽ được cứu” nhưng ân sủng sẽ được lan tràn ra trên toàn vũ trụ, cái gì đem đến hủy diệt sẽ biến mất và sẽ không còn đau khổ, nước mắt, tai họa và chết chóc nữa, và chúng ta cũng hãy biết rằng những đau khổ, nước mắt, tai họa và chết chóc đó biểu hiện sự dữ và một sự tha hóa khỏi Thiên Chúa. Tôi không có ý nói là người chịu những tai ương đó là xấu xa hay đã phạm tội, nhưng chính sự hiện hữu của những yếu tố đó nói lên rằng chương trình Thiên Chúa chưa hoàn thành. Khi Chúa Giêsu không những chỉ xem các bệnh tật mà cả những tai ương thiên nhiên như bão tố là đối nghịch với Nước (quyền cai trị) của Thiên Chúa, Ngài đã trình bày cách ngoạn mục một quan niệm căn bản của Kinh Thánh về Thiên Chúa và thế giới.
Y học hiện đại đã đi đến chỗ nhìn nhận rõ hơn rằng việc chẩn đoán bệnh tật theo phương diện khoa học thực sự không làm biến mất đi vấn đề thiện, ác và trách nhiệm. Nếu một bác sĩ phân tích rằng một bà mẹ trẻ có nhiều con đã mắc bệnh ung thư biểu bì bất trị và sắp chết, sự lo âu trong lòng bà và những tình cảm của toàn gia đình sẽ không thể ngăn cản được căn bệnh. Nếu có một câu hỏi trách móc thì đó sẽ là: “Tại sao Chúa lại làm điều ấy cho chúng tôi?” Vì thế, càng ngày, các bác sĩ càng nhận ra rằng việc chữa trị toàn phần cho bệnh nhân phải có việc tư vấn và sự trợ giúp của tôn giáo bên cạnh việc phân tích y học. Nếu một cơn bão lớn phá hủy gia đình và nhà cửa một người nào đó, thì người ấy sẽ không giận dữ về chuyện áp suất thấp hay cao, nhưng sẽ đặt câu hỏi về việc Thiên Chúa quan phòng. Cho đến nay người ta vẫn tiếp tục nhìn bệnh tật, tai ương, và chết chóc trong tương quan với sự lành và sự dữ, hơn là chỉ hạn hẹp trong các nguyên nhân khoa học. Một Đức Kitô đã đến rao giảng bằng lời nói và hành động rằng Nước Thiên Chúa đến sẽ chấm dứt những sự dữ ấy, như bệnh tật, tai ương, và chết chóc, vẫn có giá trị và cũng là một sứ điệp cho một thế giới hiện đại, trong đó có thể chúng ta sẽ biết rõ hơn những yếu tố khoa học can dự vào các tai ương đó, nhưng có lẽ chúng ta lại càng bị nghèo nàn hơn khi phải đương đầu với các lãnh vực tâm lý và thiêng liêng của những biến cố đó. Điều tôi vừa nói là một cách thức khác để nhìn vấn đề đã được nhấn mạnh trong câu 40 khi tôi bàn về giai đoạn một của việc hình thành Phúc âm. Chúa Giêsu đã giải quyết vấn đề này như một người Do Thái ở vào phần ba đầu tiên của thế kỷ thứ I; tuy nhiên, Ngài cũng đã đưa ra lời giải đáp của Thiên Chúa. Sự đáp trả của chúng ta không chỉ hệ tại nơi việc cố gắng chấp nhận nhãn quan của người Do Thái vào phần ba đầu tiên của thế kỷ thứ I (trên bình diện tâm lý chúng ta khó mà thực hiện và trên phương diện lịch sử, nhãn quan này sẽ bị méo mó), nhưng hệ tại ở việc quan sát những gì Chúa Giêsu đã rao giảng và chuyển dịch điều đó thành ngôn ngữ của thế kỷ XX, và sắp đến là thế kỷ XXI.
Câu 50. Có phải cha muốn nói là đã không chuyện quỷ ám có và bây giờ cũng không có chuyện đó nữa? Dĩ nhiên là không phải như vậy. Tôi có quyền gì để tự cho mình biết hết những giới hạn về mầu nhiệm sự dữ? Tôi nghĩ phần lớn các nhà chuyên môn ngày nay cũng nhìn nhận như tôi, rằng không ai có thể giải quyết dễ dàng lịch sử tính của từng câu chuyện quỷ ám trong Tân Ước. Chẳng hạn, nên lưu ý là Phúc âm Gioan đã không ghi lại một chuyện quỷ ám nào. Tuy nhiên, tôi vẫn nhấn mạnh là, đàng sau các câu chuyện đó, ẩn tàng một sứ điệp sâu xa, và sứ điệp đó không thể lu mờ được, cho dù có người phán đoán rằng những chuyện ma quỷ đó phản ảnh một thế giới quan khác. Bạn được tự do không chấp nhận tính lịch sử của dụ ngôn của Chúa Giêsu kể việc quỷ ám xuất khỏi một người và lang thang trong sa mạc tìm chỗ nghỉ ngơi (Lc 11,24) - không khác gì những ngôi nhà có ma ở vùng quê thôn dã. Nhưng nếu bạn nhất định tin rằng vào thời Chúa Giêsu có ma quỷ thực sự sống ở những chỗ đó thì bạn cũng không có quyền bắt buộc kẻ khác phải tin như thế, nại cớ là Phúc âm không thể sai lầm. Tương tự như thế, trong việc ma quỷ ra khỏi một người và nhập vào bầy heo (Mc 5,12). Chúng ta cần đồng ý với một quan niệm khác về thế giới của thế kỷ I được Chúa Giêsu và các tác giả Phúc âm chia sẻ. Tuy nhiên, nếu bạn thuộc về nhóm người không nghĩ rằng các chi tiết trên có lịch sử tính, bạn cũng không được tự do loại bỏ ý tưởng tôn giáo được đem vào trong các trình thuật. Sự khước từ về ý nghĩa này không phải là dấu hiệu của sự tinh tế nhưng là của một cái nhìn hời hợt.
Câu 51. Cha tin có ma quỷ không? Tôi không bao giờ hiểu được tại sao niềm tin cá nhân của tôi lại quan trọng đối với một số đông thính giả, mặc dù tôi không dè dặt về chuyện đó. Thật vậy, câu trả lời trực tiếp của tôi cho thắc mắc của bạn là “có”. Nhưng tôi nghĩ rằng điều bạn muốn hỏi liên quan nhiều hơn đến chứng cớ sự hiện hữu của ma quỷ, và đặc biệt là bằng chứng trong Kinh Thánh. Không biết niềm tin bình dân của dân chúng vào thời gian trước cuộc lưu đày Babylon như thế nào (587-539 trước công nguyên) nhưng những tài liệu Kinh Thánh trước thời đó đã không nói nhiều về niềm tin vào ma quỷ theo nghĩa thông dụng của từ ngữ này. Nhân vật cám dỗ được diễn tả dưới hình dạng một con rắn trong sách Sáng thế không được gọi là ma quỷ (dù sau này trong sách Khải huyền 12,9 có gọi như thế); và Satan trong sách Gióp là một thần linh trên trời, lo việc kỷ luật hơn là một thần dữ. Sau thời lưu đày và chắc chắn có pha trộn nhiều ảnh hưởng Ba Tư, Do Thái giáo đã bày tỏ sự tin tưởng vào quyền lực chính của sự dữ (ma quỷ, Satan, Belial, v.v) và sự hiện hữu của các đạo quân ma quỷ mà một số đã nhập vào con người. Rõ ràng là các tác giả Tân Ước đã chia sẻ cái nhìn của Do Thái giáo thời họ về sự thật của yếu tố ma quỷ, kết quả là thần học Kitô giáo đã xem truyền thống đó là nghiêm chỉnh và chuẩn mực cho tới thời chúng ta ngày nay. Tôi vẫn còn muốn tìm hiểu về những người xác định một cách chắc chắn rằng không có ma quỷ, vì tôi không hiểu làm sao họ biết được điều đó; một sự phủ định toàn bộ thì thật khó mà chứng minh. Còn về những người tin vào sự hiện diện của một nguyên lý sự thiện thông minh tuyệt đỉnh, nghĩa là Thiên Chúa, tôi cũng không hiểu rõ tại sao họ lại bị bắt buộc phải phủ nhận sự hiện hữu của một nguyên lý sự dữ thông minh tuyệt đỉnh (dưới quyền Thiên Chúa). Có phải là lịch sử cận đại của thế giới làm cho chúng ta nghiêng về việc nghi ngờ sự hiện hữu của một sức mạnh ma quỷ đang hoành hành? Thật sự, nếu đúng là bi quan hết cỡ thì lịch sử gần đây của thế giới đã làm chúng ta dễ tin vào sự dữ hơn là tin vào Thiên Chúa. Còn đối với giáo lý của Giáo hội, đây là điều tôi hiểu (dù tôi luôn nhấn mạnh rằng tôi không phải là một nhà chuyên môn về thần học hệ thống): sự hiện hữu của ma quỷ thông thường được xem như là một phần không sai lầm theo giáo huấn Công giáo. Đây là một giáo lý rất sơ sài, không đặt nặng việc diễn tả ma quỷ hay xác định là có nhiều ma quỷ, hoặc là những khía cạnh khác mà nhiều người đã tưởng tượng ra khi nghĩ về ma quỷ. Tôi muốn lập luận rằng hầu như không thể hiểu được sứ điệp Chúa Giêsu rao giảng bằng lời nói và việc làm về Nước Thiên Chúa đang đến mà đồng thời lại không hiểu gì về sự đối lập bắt rễ từ một vương quốc sự dữ đã có sẵn trong thế gian. Hơn nữa, tôi cũng không tìm được trong việc chúng ta tiếp tục rao giảng Nước Thiên Chúa ngày nay một lý do nào để nghĩ rằng sự đối kháng cố ý của sự dữ là chuyện chỉ thuộc về thế giới quan của thế kỷ thứ I. Điều này hoàn toàn khác với chuyện gán hết những bệnh tật cho ma quỷ. %%% |
Q. 45. All that sounds nice, but it is too general. Amidst such
development, can we be certain of the exact words that Jesus spoke in his
lifetime? We can be certain of the words that Mark, Matthew, Luke, and John wrote. That is what the Holy Spirit inspired and what God has given us. When we try to go back beyond those written Gospels to reconstruct earlier stages, we are exercising a perfectly understandable modern curiosity; but we must recognize that God in His providence did not give us such earlier stages. Thus reconstructions will always suffer from the limitations of our scholarly tools. In some instances, by looking at a statement and its variations in two, three, or four Gospels, we can attain high plausibility as to the form in which Jesus spoke this statement; and we can ascertain in which tradition developments came by way of explication. Other times we cannot attain such plausibility and we simply have to settle for two diverse forms of the same statement of Jesus. It is not impossible, of course, that Jesus said something similar in two different ways; but we should not resort to that as a normal explanation. The normal explanation will be that in thirty to fifty years of oral proclamation the same saying has undergone variation. If you look at your own experience, you will realize that such developments are to be expected in oral recounting. Yet let me make two positive observations lest you be disappointed by the answer pointing to limitations that I just gave-limitations not to be blamed on biblical scholars, for we are not the ones who wrote the Gospels. The differences and variations in the reported sayings of Jesus are objectively before us in the four Gospels; all that biblical scholars are trying to do is to explain discrepancies that have been there for some nineteen hundred years. The first observation on the positive side of this situation is that variations that we find in the Gospel reporting of a given saying show the multivalent value of the teaching. It has been developed in different ways precisely because inherently it contained the possibility of being applied to different situations with different nuances. I compare the variations in the four Gospels to the situation of having a very large diamond or precious gem on display in the room of a museum. The diamond is on a stand in the center encased in glass, lighted from all sides; when one enters one can see one side of it and admire the beauty, but it is only by walking around all four sides that one sees the whole of the stone and all the beauty. The variations that the evangelists have preserved, or even have themselves promoted, are differing insights into the same teaching of Jesus.
|