Một cách nào đó thuật ngữ này không chỉnh lắm. Trong tiếng Anh thông thường, “criticism” [phê bình] bao hàm một sự phán đoán tiêu cực, và chắc chắn là chúng ta không muốn có một thái độ tiêu cực đối với Kinh Thánh. Trong một nghĩa khác, ít quen thuộc hơn, “criticism” là đọc và phân tích cẩn thận một công trình. Chẳng hạn trên báo chí có người phê bình phim và sách. Rất thường là phán đoán của họ về bộ phim hay cuốn sách rất tích cực, nhưng đó là một phán đoán có đầy đủ tài liệu đề cập đến những khía cạnh khác nhau của phim hoặc truyện được “phê bình” (criticized) hay “bình luận” (critiqued). Trong trường hợp Kinh Thánh, có nhiều hình thức phê bình khác nhau. Một hình thức thẩm định Kinh Thánh như là tác phẩm văn chương và xét đến những kỹ thuật khác nhau mà các tác giả dùng để đạt mục đích của mình. Họ có phải là những văn sĩ giỏi hay không? Nếu kể một câu chuyện, họ có dùng những kỹ thuật có hiệu quả là làm cho câu chuyện trở nên lý thú hay không? Nếu đó là một chuyện có tính cách dụ ngôn, những nhân vật trong đó có thực không? Một hình thức phê bình khác là phê bình tính cách thư quy. Những tác phẩm riêng rẽ trong thư viện Kinh Thánh là thành phần của thư quy, nghĩa là một sưu tập lớn hơn được Giáo hội tôn kính gồm cả Cựu và Tân Ước. Làm thế nào mà những gì một tác giả viết vào thế kỷ thứ VI trước công nguyên lại liên quan đến những tác phẩm có trước và sau đó? Bản văn đó có liên quan đến những tác phẩm Tân Ước tuyên xưng đức tin vào Chúa Giêsu Kitô như thế nào? Cũng trong một phần thuộc về thư quy, làm thế nào mà những phán đoán của Phaolô lại bị thay đổi bởi sự kiện là chúng xuất hiện bên cạnh các tác phẩm khác có những phán đoán khác về một vấn đề đặc biệt nào đó? Thí dụ, ai cũng biết là Phaolô đặt đức tin trên việc làm (việc giữ Luật Do Thái; Rm 3,28). Trong cùng một kiểu nói rất là tương tự, thánh Giacôbê lại đề cao giá trị của việc làm và than phiền về một đức tin trí thức suông mà thôi (Gc 2,24.46). Làm thế nào mà những phán đoán trên ảnh hưởng lẫn nhau khi một tín hữu đọc Kinh Thánh? Trong những hình thức khác nhau của phê bình Kinh Thánh tôi mới chỉ kể ra hai loại. Nhưng phê bình lịch sử là loại phê bình mà chúng ta rất thường có trong trí khi nghe một chuyên viên Kinh Thánh nói về phê bình Kinh Thánh. (Và, thực ra khi quý vị nghe tôi chỉ dùng chữ phê bình mà thôi, điều đó thường có nghĩa là phê bình lịch sử). Phê bình lịch sử gồm có việc tìm hiểu về tác giả (thân thế, hoàn cảnh cá nhân, mục đích), về bối cảnh sáng tác (đâu là những vấn đề mà tác giả phải đối đầu?), về những độc giả hay thính giả mà tác giả nhắm đến khi viết tác phẩm (họ ở đâu? những vấn đề của họ là gì? Họ đã hiểu những gì?). Phê bình còn bao gồm cả việc phê phán về bản chất của tác phẩm – là phân loại một cuốn sách vào một phần đặc biệt của thư viện mà tôi đã trình bày trong câu trả lời trước (câu 20). Nói cách khác, phê bình lịch sử bao gồm việc đặt ra cho một sách Kinh Thánh cùng những câu hỏi mà người ta có thể đặt ra cho bất cứ một cuốn sách nào khác, tìm xem tác giả muốn truyền đạt sứ điệp gì cho độc giả. Tác giả thực sự muốn nói gì cho các đối tượng khi viết tác phẩm cho họ? Đằng sau những nhận xét trên đây, chúng ta phải xác tín rằng, công việc mạc khải của Thiên Chúa trong Kinh Thánh không làm giảm bớt giá trị cách trình bày cũng như bối cảnh của tác giả nhân loại. Thiên Chúa thông biết mọi sự, nhưng tác giả nhân loại thì không; do đó, cách dùng chữ của một tác giả Kinh Thánh thì không thể phản ảnh một câu trả lời cho mọi vấn đề. Câu 29. Ngay cả khi các chuyên viên Kinh Thánh sử dụng các phương pháp “phê bình”, tôi thấy hình như trong Kinh Thánh vẫn còn một số sách và đoạn khó hiểu. Cuốn sách Kinh Thánh nào cha cho là khó hiểu nhất? Thiết tưởng bạn nên nhớ là tôi chuyên nghiên cứu về Tân Ước nên xin phép được trả lời bằng cách sửa lại câu hỏi: Cuốn sách Tân Ước nào là khó hiểu nhất? Ngay cả trong câu hỏi này, tôi cũng phải phân biệt là bạn muốn hàm ý chữ “khó” theo cái nhìn của người chuyên môn hay của độc giả. Nhưng tôi sẽ trả lời theo cái nhìn của độc giả vì bạn đặt câu hỏi trên (với tư cách là độc giả). Tôi giả thiết rằng cuốn sách khó đọc nhất trong Tân Ước là sách Mạc khải (hay sách Khải huyền). Trong tư cách một học giả thì tôi không cho đó là cuốn sách khó vì người chuyên môn thì đã quen đọc những sách thuộc loại tương tự - các sách Khải huyền của Do Thái giáo đầy dẫy những hình ảnh sống động về thiện và ác. Vì thế, họ luôn ý thức là không nên hiểu sát mặt chữ những hình ảnh trong sách Khải huyền, nhưng đọc như thể những người Do Thái đương thời đã quen thuộc với thể loại văn chương này. Ngay cả khi chúng ta dùng từ ngữ “khải huyền” để chỉ những hiện tượng lạ lùng và điềm báo, văn thể khải huyền trong Kinh Thánh không phải là một hình thức quen thuộc trong văn học cận đại. Vì thế, độc giả ngày nay có khuynh hướng cầm sách Khải huyền (hay Mạc khải) của Gioan lên và lập tức hiểu sát mặt chữ những bảng số cũng như những lời tiên đoán về một thời kết thúc gần kề. Vì thế, nó gây nên rất nhiều hiểu lầm lộn xộn. Theo cái nhìn này thì Khải huyền có lẽ là cuốn khó nhất. Đã nhiều năm tôi đánh giá rất cao tập sách nhan đề “Khải huyền” do các Hiệp sĩ Kha Luân Bố xuất bản. Dù không có tên tác giả nhưng nó đã được soạn ra do một chuyên gia Kinh Thánh lỗi lạc, Lm. Bruce Vawter, và rất hữu ích trong việc tìm hiểu sứ điệp của sách Khải huyền.
Tôi sung sướng khi bạn đã nhận ra hai từ ngữ tôi sử dụng khi nói về cuốn sách đó. Có lẽ tôi nên nói đến ba tên sách vì đã có người hỏi tôi về cuốn sách “Những Mạc khải” – dùng số nhiều ở đây không đúng và có thể dẫn đến sai lầm vì nó bao hàm nhiều mạc khải. Tên gọi “Khải huyền” là dịch gần như nguyên gốc từ Hy Lạp chữ Apokalypsis, có nghĩa là “vén màn”. “Mặc khải” lại là dịch nguyên gốc từ chữ “Revelatio” của Latin cũng có nghĩa là “vén màn”. Như thế, nó bao hàm sự hiểu biết về một điều gì bị ẩn dấu hay che phủ. Bạn hỏi tôi về sứ điệp. Trước hết để tôi xác định cái gì không phải là sứ điệp. Chúng ta đừng nghĩ rằng tác giả thường được Thiên Chúa ban cho sự hiểu biết về một tương lai xa. Vì thế, thật là vô ích khi suy đoán về chuyện trái đất sẽ tồn tại đến bao giờ, Đấng Kitô sẽ trở lại khi nào, thời điểm tận thế - những suy đoán dựa trên sách Khải huyền hay sách tiên tri Daniel là sách nói đến một loại thị kiến khải huyền khác. Tuy vậy, những suy đoán trên đã ám ảnh nhân loại hơn 2000 năm nay với bao nhiêu người khác nhau đã đứng lên cầm cuốn Khải huyền trong tay, và tuyên bố là nay họ đã hiểu sứ điệp của những con số, và ngày tận thế đã gần đến. Chúng ta thấy những kiểu giải thích trên thật là rất sai lạc: thế giới vẫn còn đây!
Sứ điệp căn bản của sách Khải huyền là một niềm hy vọng trong một thời kỳ cấm cách. Khi dùng ngôn ngữ tượng hình như các thú dữ khổng lồ, con rồng, nước dâng, lửa cháy, vv..., tác giả diễn tả thời của ông như là một thời khổ nạn cùng cực do kẻ dữ gây nên. Giữa cơn khốn cùng đó, ông mong các độc giả luôn yên tâm rằng Thiên Chúa đang cầm cương mọi sự trong tay, từ đó chúng ta suy ra hình ảnh cuốn sách trên trời ghi chép hết mọi sự, hay là về một thời kỳ những việc xảy ra đều có mức hạn kỳ định sẵn, hay về các thiên thần đánh bại những lực lượng ma quỷ, hay những con thú hiền lành đánh bại những thú dữ. Tác giả Khải huyền nói với những người bị bách hại và chịu đau khổ rằng họ không nên tuyệt vọng, vì Thiên Chúa sẽ chấm dứt những lao lung đó và sẽ toàn thắng. Ngài sẽ cứu thoát những ai trung thành và sẽ tiêu diệt những lực lượng sự dữ. Khi nào thì những việc đó xảy ra? Sắp sửa rồi. Và ai cũng có thể nói là “sắp sửa” cho dù viết lúc 500 năm trước Chúa Kitô (Ezekiel), hay 250 năm trước công nguyên (Daniel), hoặc vào thế kỷ đầu của Kitô giáo (Khải huyền và những tác phẩm Do Thái giáo như sách IV Esdras). Từ “sắp sửa” phải hiểu trong cái nhìn của Thiên Chúa và chúng ta phải xác tín là Thiên Chúa không để cho dân của Ngài bị dày xéo và tiêu diệt muôn đời.
Ở đây tôi vắn tắt nhắc đến một sứ điệp sâu xa
hơn. Người ta thường tin rằng những gì xảy ra rõ ràng trên trái đất này
như chiến tranh, bách hại, và thiên tai chỉ là một phần lu mờ và vụn vặt
của toàn bộ những gì sẽ thực sự xảy ra. Quan trọng hơn những biến cố nói
trên là những việc xảy ra trên trời, từ việc hằng hà sa số các thiên thần
và thánh nhân ca tụng Thiên Chúa, cho đến việc Thiên Chúa toàn thắng những
lực lượng sự dữ siêu nhiên (chẳng hạn, Micae toàn thắng Satan). Một tác
giả khải huyền thường thấy cùng một lần những sự trên trời và dưới đất, và
đem đến cho độc giả ý thức về một thực tại bao la bên ngoài giới hạn vũ
trụ này. Những phụng vụ lộng lẫy trên trời là một phần của sự thật nếu
chúng ta có cặp mắt đức tin để nhìn thấu qua. Và như thế, ở dương thế,
chúng ta phải tham dự vào việc thần thiêng trên trời và không chỉ hoàn
toàn chú tâm đến những gì thân xác thấy và sờ được. Cái huyền nhiệm, cái
bên-kia-thế-giới, cái trên trời là một phần của quà tặng đối với việc
trình bày một hình ảnh bao quát hơn của đức tin và sự hiểu biết Kitô giáo.
Vì thế, tôi cảm thấy rằng thật là bóp méo chân lý khi, trong một tác phẩm
như sách Khải huyền, những người thuộc nhóm bảo thủ cực đoan
(fundamentalists) chỉ đi tìm chìa khóa để trình bày lịch sử hiện tại, địa
phương. Họ thường đi đến chỗ không nắm được toàn bộ chiều kích huyền nhiệm
của tác phẩm. |
Q. 28. I notice that you and others frequently use the
term "biblical criticism." What do you mean by that? In the case of the Bible, there are various forms of biblical criticism.
One form evaluates the Bible as literature and takes into account various
techniques that the biblical authors use to accomplish their purpose. Are
they good writers? If they are telling a story, have they used effective
techniques to make that story interesting? If they are giving us a
parabolic writing, are the characters in the parable plausible? Another
form of biblical criticism is canonical criticism. The individual works
in the library of the Bible are part of the canon, that is, the larger
collection venerated by the church that involves both the Old Testament
and the New. How does what an author wrote in the 6th century B.C. relate
to other books written before it and after it? How does it relate to New
Testament works that proclaim faith in Jesus Christ? Within the same part
of the canon, how are Paul's judgments modified by the fact that they
appear alongside the other works that have differing judgments on a
particular issue? For instance, Paul is famous for praising the
importance of faith over works (that is, the works that accomplish the
Jewish Law; Rom 3:28). In remarkably similar terminology, James praises
the value of good works and decries a faith that is simply intellectual
(Jas 2:24,26). How do these judgments modify each other as a Christian
reads the Bible? Q. 29. Even with the use of such "critical" methods by biblical scholars,
it seems to me there are still some very difficult books and passages in
the Bible. What do you consider the most difficult biblical book?
|