Câu 1. Bản Kinh Thánh nào dùng tốt nhất? Để nhận định bản dịch nào là thích hợp nhất cần xét đến mục tiêu đề ra khi đọc Kinh Thánh. Bản văn dùng cho một số đông người, như trong các Chúa nhật hay các buổi phụng tự khác, cần có một giọng văn trang trọng; vì thế, các bản dịch nặng phần đối thoại thì không thích hợp. Đàng khác, khi đọc Kinh Thánh riêng tư để suy niệm thiêng liêng và để cho tâm trí nhẹ nhàng, đôi khi nên chọn bản dịch trực tiếp, lưu loát thì tốt nhất. Một loại đọc Kinh Thánh riêng tư khác là để nghiên cứu kỹ lưỡng; khi đó người ta sẽ thích chọn một bản dịch sát, vẫn giữa lại những điểm khó hiểu và nhiều ý của bản văn gốc. Có lẽ câu trả lời tổng quát tốt nhất mà tôi có thể đưa ra là nhấn mạnh rằng trong các nguyên bản Kinh Thánh bằng tiếng Do Thái, Aram và Hy Lạp, có nhiều đoạn văn khó hiểu hoặc tối nghĩa. Đôi khi các tác giả viết không rõ ràng. Thông thường, người dịch phải đoán ý của tác giả. Vì thế, họ phải chọn lựa hoặc dịch sát chữ và như thế vẫn giữ tính chất tối nghĩa của nguyên bản, hoặc dịch thoáng hơn và giải quyết được tính chất mơ hồ của bản văn gốc. Một bản văn dịch sát nghĩa đòi hỏi phải có phần chú thích hoặc phần giải nghĩa để giúp giải quyết vấn đề tối nghĩa trong bản dịch. Một bản dịch thoáng cho chúng ta biết rõ ràng sự hiểu biết của chính người dịch về một đoạn văn còn tối nghĩa. Có thể nói được rằng phần chú giải đã nằm sẵn trong bản dịch. Vì thế, một bản dịch thoáng dễ đọc hơn nhưng lại khó cho việc nghiên cứu kỹ lưỡng.
Câu 2. Bản dịch nào nên dùng? [cho độc giả Anh ngữ]. Trong các bản dịch sát nghĩa (mà tôi thường dùng để giảng dạy nhằm giúp học viên ý thức về những vấn đề trong các bản văn), có bốn hoặc năm bản hữu dụng. Xin lưu ý rằng cuối thập niên 80 và đầu 90, hầu hết các bản dịch quan trọng đều đã được duyệt xét lại kỹ càng, và chúng ta phải cẩn thận tìm được ấn phẩm mới nhất khi mua một cuốn Kinh Thánh. Bản dịch Kinh Thánh tôi dùng nhiều nhất là The Revised Standard Version. Tuy bản dịch này có nhiều đoạn khó hiểu (đó là bản dịch mới của King James Version, và tiếc thay, vẫn còn giữ dấu vết “cổ lỗ sĩ” của King James Version), nhưng là bản văn dễ đọc và hành văn sát nhất. Một chi tiết rất phiền cho độc giả Công giáo là bản dịch này dùng các chữ cổ như “Thou” [Ngài] và “Thee” [Ngài] khi xưng hô với Thiên Chúa. Điều này đã được sửa lại trong bản New Revised Standard Version năm 1990. Cho đến nay bản The Revised Standard Version vẫn còn là bản Kinh Thánh mà các Giáo hội Tin lành lớn dùng nhiều nhất, mặc dù người Tin lành bảo thủ thường thích bản King James hơn. Có lẽ giới Công giáo tại Hoa Kỳ dùng nhiều nhất là cuốn The New American Bible; hầu hết dùng để đọc trong lễ Chúa nhật. Phần Cựu Ước của bản dịch này rất hay, và nói chung, hay hơn bản Revised Standard Version nhiều. Trái lại, bản dịch Tân Ước cũ của New American Bible có nhiều thiếu sót trầm trọng, lý do (nhất là trong các Phúc âm) là vì đã bị sửa đổi quá nhiều sau khi ra khỏi tay người dịch đầu tiên. Một số từ ngữ không chỉnh, ví dụ, chọn kiểu nói “Vương quốc Thiên Chúa” thay cho “Nước Thiên Chúa”. (Ngoài vấn đề chính xác của ý nghĩa cho thấy từ rõ ràng là không phù hợp với những đoạn Phúc âm diễn tả nơi chốn [vương quốc] chứ không diễn tả hành động [cai trị], còn có vấn đề hiểu nữa. Cử tọa tại các giáo xứ nghe có thể thường nghe từ “rain” [mưa] thay vì “reign”[vương quốc], vì từ “reign” này rất hiếm khi đươc sử dụng). Tuy nhiên, vấn đề trên không mấy quan trọng nữa vì hiện nay bản dịch Tân Ước của New American đã được hiệu đính hoàn toàn vào cuối thập niên 80, và được dùng trong phụng vụ vào những năm đầu thập niên 90. Giáo hội Công giáo Anh quốc dùng The Jerusalem Bible trong phụng vụ, và bản dịch này có tầm mức đại kết. Bản dịch Anh ngữ đầu tiên có thể có vài khuyết điểm, vì dịch từ tiếng Pháp và không cố gắng tham chiếu bản văn gốc cho đủ. (Bản văn tiếng Pháp chính xác hơn). Tuy vậy sự phê phán trên không còn hợp thời vì bản dịch này đã được duyệt lại cách công phu vào cuối thập niên 80. Các chú thích súc tích của The Jerusalem Bible rất có giá trị và đã được bổ sung nhiều trong bản dịch mới. Câu 3. Còn các bản dịch phổ thông thì sao? Có bản nào cha không thích không? Tôi thích thú khi đọc nhiều bản dịch thoáng, nhất là khi các dịch giả rất khéo léo chọn từ ngữ để giải tỏa tình trạng tối nghĩa của bản văn gốc. Như tôi đã nhấn mạnh ở trên, một bản dịch thoáng đã có sẵn ý giải thích trong đó. Khi tôi còn học ở chủng viện, The Chicago Bible, với phần Tân Ước do E. J. Goodspeed dịch, rất là phổ thông. “Today’s English Version”, - “The Good News Bible” - vẫn còn thông dụng và dễ hiểu. Bản dịch tôi không muốn giới thiệu là “The Living Bible”. Rõ ràng đó chỉ là ý tưởng của tác giả, mượn những lời khác của chính ông để diễn tả. Tôi không đặt nặng vấn đề yếu tố dùng lời của mình để nói cho bằng chính giọng văn của cuốn ấy: quá nặng tính cách bảo thủ cực đoan và cứng ngắc mà theo tôi, đã đưa đến việc dịch sai nhiều đoạn. Chúng ta có thể tìm ra và kiểm chứng nhận xét này bằng cách đọc đoạn khởi đầu Phúc âm Gioan. Trong câu 1, dịch giả viết là: “Từ nguyên thủy đã có Đức Kitô”. Bản văn gốc bằng tiếng Hy Lạp dịch sát từ là: “Từ nguyên thủy đã có Lời”. “Kitô” là một danh hiệu của “Ngôi Lời Nhập Thể”, nên tôi cho rằng nói là “Từ nguyên thủy đã có Đức Kitô” là sai thần học. Chữ “Kitô” đến sau khi Ngôi Lời nhập thể. Kiểu ví von này đã đi quá xa nguyên tắc dịch thuật đến chỗ thay chữ một cách sai lầm. Chúng ta phải phân biệt giữa lập trường Giáo hội Công giáo trước đây và gần đây. Kinh Thánh đã là đề tài tranh luận gay gắt giữa các nhà Cải Cách và các nhà thần học của Công đồng Trentô. Theo nhận định của Công giáo, các bản dịch ngôn ngữ địa phương của phái Cải Cách thường là chiều theo lập trường của Tin lành. Điều này đã đưa đến việc Công đồng Trentô nhấn mạnh rằng, trong các buổi đọc sách công cộng, các bài giảng, và việc giải nghĩa Kinh Thánh thì bản La tinh Phổ thông (Vulgata), đã dùng trong Giáo hội qua bao thế kỷ, vẫn phải được tiếp tục dùng. Hậu quả cụ thể là các bản dịch Kinh Thánh Công giáo đều dựa trên bản La tinh Phổ thông (Vulgata), trong khi đó, các bản dịch Tin lành lại dùng các nguyên bản tiếng Do Thái, Aram và Hy Lạp. Hơn thế nữa, Giáo hội Công giáo muốn rằng các chú thích phải tôn trọng cả giáo huấn về đức tin và luân lý lẫn chú giải của các giáo phụ. (Một bản dịch Tin lành của thế kỷ XVI, The Geneva Bible, đã có những chú thích chống Công giáo công khai, nhưng bản dịch King James Version không có chú thích). Do vậy, người Công giáo đã được hướng dẫn không được đọc Kinh Thánh Tin lành kẻo bị tiêm nhiễm chống lại chính đức tin của mình. Song song với tình trạng này, chắc chắn các người Tin lành cũng đã không đọc Kinh Thánh Công giáo, một phần vì họ cho rằng những cuốn Kinh Thánh này không chính xác và ẩn chứa các giáo lý của Giáo hội Công giáo. Tất cả tình trạng này đã thay đổi. Từ thập niên 1950, các bản dịch Công giáo, cả những bản dùng trong các buổi đọc công cộng và bài giảng, đã được dịch từ các ngôn ngữ gốc, điển hình là The American Bible và The New Jerusalem Bible như đã đề cập trong câu hỏi trước. Revised Standard Version do Oxford Annotated Bible ấn hành đã cho in chú thích có tính cách cung cấp thông tin và không có thành kiến, ngay cả đa số các chú thích của New Jerusalem Bible đều mang tính chất giải nghĩa. Trong khi có thể còn có vấn đề bút chiến ở cả hai Giáo hội, Kinh Thánh không còn là một khí giới chiến tranh giữa các Giáo hội Tin lành lớn và Giáo hội Công giáo nữa. Người Công giáo đã góp phần vào công việc duyệt xét lại bản mới nhất Revised Standard Version và các anh em Tin lành cũng đã chia sẻ công tác trong bản mới nhất New American Bible. Chúng ta cùng giúp nhau hiểu biết Kinh Thánh. Độc giả Công giáo bây giờ có thể thưởng thức bản The Revised Standard Version hoặc bản The New English Bible (hay các bản mới hiệu đính) mà không phải lo lắng gì về tín lý. |
Q. 1. What is the best Bible to read? The most appropriate Bible translation must be judged from one's purpose in reading. Public reading, as on Sunday or in other communal services, requires a certain solemnity; therefore, highly colloquial translations are not appropriate for that purpose. Private reading, on the other hand, for the purpose of spiritual reflection and refreshment, is sometimes best served by a translation that has an eye-catching, "user friendly " style. Other private reading is for the purpose of careful study; and then a more literal translation that preserves the difficulties and ambiguities of the original would be more desirable. Perhaps the best overall answer I can give is to point out that in the original Hebrew, Aramaic, and Greek texts of the biblical books, there are phrases that are difficult to understand or are ambiguous. Sometimes the authors did not write clearly. Translators have to guess at meaning a certain percentage of the time. Therefore, they must take a choice either to translate literally and preserve the obscurity of the original, or to translate freely and resolve the ambiguity of the original. A literal translation needs to be accompanied by footnotes or commentary suggesting possible resolutions of the obscurity that has been preserved in the translation. A free translation represents a choice already made by the translators as to what they think an obscure passage means. In a sense the commentary is built into the translated text. For that reason a free translation is easier to read but harder to make the subject of careful study. Q. 2. Which translation do you recommend? |